Số ca COVID-19 tăng: Những điều cần biết về biến thể Omicron XBB.1.5
Nguyễn Minh Thuận (19 tuổi) vui vẻ đi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 mũi 4. Bạn cho biết việc đi tiêm vắc xin lần này là hoàn toàn tự nguyện - Ảnh: DUYÊN PHAN
Biến thể XBB.1.5 là gì?
Kể từ khi Omicron được phát hiện, nó đã tạo ra nhiều khúc ngoặt về khả năng sản sinh biến thể. Đầu tiên là BA.1, tiếp đến là BA.5, chuyển sang BQ, và hiện nay XBB đang đóng vai trò ưu thế trong mức độ và khả năng lây lan trên thế giới. Tất cả các biến thể này đều là biến thể phụ và là một phần của họ Omicron.
XBB là một biến thể của Omicron BA.2. Phiên bản 1.5 của XBB hiện đang lan rộng nhanh chóng khắp nơi. Dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho thấy chỉ riêng trong tháng 1, tỉ lệ lây nhiễm của biến thể này thực sự đáng lo ngại khi tăng từ 8 đến 10% mỗi tuần.
Riêng tại Mỹ, cuộc khảo sát của CDC Mỹ kết thúc vào ngày 14-1 cho biết biến thể phụ XBB.1.5 chịu trách nhiệm tới 43% tổng số các ca bệnh ở Hoa Kỳ, thậm chí tỉ lệ này còn cao hơn ở vùng đông bắc Mỹ (lên tới hơn 80% các ca COVID-19).
XBB.1.5 dễ lây nhưng không gây bệnh nặng hơn dòng khác
Tổ chức Y tế thế Giới (WHO) nói rằng XBB.1.5 là biến chủng dễ lây lan nhất từng được phát hiện. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với tỉ lệ tử vong sẽ gia tăng. XBB.1.5 được dự đoán không gây bệnh cảnh nặng hơn các dòng khác đang lưu hành.
Nhưng do có khả năng lây nhiễm và trốn tránh miễn dịch cao hơn, XBB.1.5 vẫn có thể làm tăng số ca nhập viện và tử vong vì tổng số người bị nhiễm và tái nhiễm sẽ tăng cao.
Triệu chứng khi nhiễm XBB.1.5
Khá giống các biến thể trước đó, XBB.1.5 hầu như không gây các triệu chứng mới. Theo CDC Mỹ, những triệu chứng có thể gặp là sốt, ớn lạnh, ho, thở mệt, khó thở, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu, mất vị giác hoặc khứu giác mới xuất hiện, đau họng, sung huyết hoặc chảy mũi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Các triệu chứng kéo dài 5 đến 7 ngày. Ngoài ra, các chuyên gia từ WHO và CDC Mỹ đều cho rằng XBB.1.5 ít gây bệnh cảnh nặng nề. Sau khỏi bệnh, bệnh nhân vẫn có thể bị hội chứng hậu COVID-19 như mệt mỏi kéo dài và sương mù não.
Phương pháp phòng ngừa và điều trị
Vắc xin là phương pháp quan trọng để bảo vệ chúng ta.
Theo CDC Mỹ, với những biến chủng trước XBB.1.5, những người được tiêm vắc xin mRNA liều tăng cường giảm nguy cơ nhập viện 18,6 lần. Vắc xin mRNA vẫn giúp bảo vệ giảm bệnh nặng và tử vong. Tiêm chủng tăng cường là điều cần thiết.
Ngoài vắc xin, các phương pháp hữu ích giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và lây nhiễm gồm: mang khẩu trang, hạn chế và cẩn thận khi tiếp xúc với người bị bệnh (mang khẩu trang N95), vệ sinh tay cẩn thận và thường xuyên.
Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh lạ ở Congo
Ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tổ chức WHO vừa có thông tin về dịch bệnh lạ ở CHDC Congo khiến nhiều người mắc và tử vong.
Bang Colorado của Mỹ cảnh báo nguy cơ lây lan virus Tây sông Nile
Bang Colorado, Mỹ xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus Tây sông Nile ở người tại bang này trong năm nay là bệnh nhân ở hạt La Plata, tuy nhiên chính quyền không nêu thông tin chi tiết.
Hàn Quốc ghi nhận các ca mèo nhiễm virus cúm gia cầm độc lực cao H5N1
Bộ Nông nghiệp, thực phẩm và nông thôn cho biết người ta đã phát hiện những con mèo chết tại khu nuôi động vật ở Yongsan, Seoul, và các xét nghiệm xác nhận rằng hai trong số chúng chết vì virus H5N1.
WHO thông báo một trường hợp dương tính với MERS tại Abu Dhabi
WHO cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy bệnh nhân nhiễm MERS-CoV tại Abu Dhabi đã tiếp xúc với lạc đà một bướu - vật chủ chính mang virus MERS-CoV; Bộ Y tế UAE chưa phản hồi về thông tin này.
Bùng phát một dịch bệnh lạ ở Nigeria, nhiều trẻ em nhập viện
Hầu hết các bệnh nhân nhập viện là trẻ em từ 3-13 tuổi, có các triệu chứng như đau họng, nhức đầu, sốt, khó nuốt, khó thở cùng nhiều triệu chứng khác.
Mỹ phát triển thiết bị phát hiện virus SARS-CoV-2 trong vòng 5 phút
Thiết bị mới có thể được sử dụng trong các bệnh viện, trường học và khu vực công cộng để hỗ trợ phát hiện virus SARS-CoV-2 cũng như có thể theo dõi những loại virus đường hô hấp khác.
Số ca mắc hội chứng Guillain-Barre tại Peru tăng đột biến
Chính phủ Peru đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế quốc gia kéo dài 90 ngày, trong bối cảnh quốc gia Nam Mỹ này đã ghi nhận bốn ca tử vong trong tổng cộng 165 ca mắc hội chứng Guillain-Barre.
ECDC: Châu Âu cần cảnh giác với dịch bệnh viêm phổi Legionnaires
Theo ECDC, dịch bệnh Legionnaires, một dạng viêm phổi do vi khuẩn Legionella gây ra từng bùng phát nghiêm trọng tại Liên minh châu Âu và Khu vực Kinh tế châu Âu, đang gia tăng trở lại gần đây.
Thái Lan ghi nhận số ca sốt xuất huyết cao kỷ lục trong 3 năm qua
Chính phủ Thái Lan cho biết kể từ tháng 1 đến nay, ít nhất 15 người đã tử vong do mắc sốt xuất huyết và tỷ lệ lây nhiễm cao gấp 4,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái, với hơn 19.000 ca.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.