Sống khỏe để trường xuân
Ăn hợp lý
Để “trường thọ”, vấn đề đặt ra là chúng ta nên biết phương pháp ăn uống theo phép dưỡng sinh.
Bữa ăn gia đình có tầm quan trọng đặc biệt. Bữa ăn phải diễn ra trong bầu không khí hào hứng, yên tĩnh, ấm cúng, vui vẻ để giúp thức ăn được tiêu hóa tốt và hấp thu dễ dàng hơn.Tôn trọng giờ ăn và phân phối hợp lý lượng thức ăn cho các bữa. Đối với người Việt Nam: lấy bữa sáng làm bữa ăn chính (6 - 7 giờ) chiếm 30% khẩu phần ăn cả ngày; buổi trưa (11 - 12 giờ) 25% và buổi chiều (17 - 19 giờ) 25%. Một số gia đình thường coi nhẹ bữa ăn sáng, ăn cho xong chuyện, thậm chí không ăn sáng. Đó là sai lầm hết sức tránh. Thực ra bữa ăn sáng cung cấp năng lượng cho hoạt động sống quan trọng nhất vì thời gian từ 8 - 10 giờ sáng là lúc làm việc hiệu quả nhất.
Thức ăn phải phong phú, bao gồm cả thực phẩm động vật và thực vật. Với người Việt Nam, tùy vào sở thích của mỗi người mà chọn lựa thức ăn, miễn sao hợp lý. Nên thay đổi thực đơn liên tục để điều hòa ngũ vị, có đủ chất bổ và chất vi lượng. Thức ăn không được vượt quá nhu cầu của cơ thể. Nên ăn uống từ tốn, điều độ, chỉ ăn lúc đói và không bao giờ ăn quá no.
Ăn nhiều hoa quả tươi
- Chuối chín là loại quả có hàm lượng đường tự nhiên chiếm 20%, các protein (2,7%), các acid amin cấu tạo protein là arginin, leucin, lysin, methionin, tryptophan, valin. Chuối chín còn có các nguyên tố vi lượng và các vitamin A, B1, B2, B6, C… các acid hữu cơ và các enzyme rất tốt cho cơ thể. Theo Đông y, quả chuối tiêu chín vị ngọt, tính rất lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái, nhuận trường, giải độc. Chuối chín là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời giúp phát triển và quân bình hệ thần kinh, giúp tăng trưởng xương và bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Rất tốt cho người tiêu hóa kém, thổ huyết, tăng huyết áp, phù tim, viêm thận.
- Quả dứa có tính giải khát sinh tân dịch và tiêu thực nhờ có bromelin, là một enzyme thủy phân protein mạnh nên tiêu hóa được các thức ăn từ thịt, cá. Tác dụng của bromelin tương tự như papaine và pepsin. Ngoài công dụng tiêu thực tích, bromelin còn giúp tiêu viêm, giảm phù nề và làm tan máu bầm.
- Đu đủ chín có nhiều chất bổ dưỡng. Ngoài 80% là nước còn có glucid, protein và lipid; có các vitamin A, E, C... Quả đu đủ chín còn có các chất carotenoide, chủ yếu là cryptoxanthin, carotenoid, beta-carotene và cryptoflavine có tác dụng làm mát gan, nhuận trường, tiêu đờm, giải độc, tiêu thũng, an thần.
Thức uống và giấc ngủ
Nên dùng là nước chè xanh (100g lá chè tươi pha với 2 lít nước sôi). Uống cả ngày. Uống nóng để giải khát, kích thích tiêu hóa, thông tiểu nhờ caffein, théophyllin và muối kali. Nước chè tươi có tác dụng giải độc nhờ tanin, tăng cường sinh lực. Uống nước chè tươi pha 3 lát gừng tươi giúp làm ấm tỳ vị, ngừa bệnh tim mạch, làm hưng phấn thần kinh. Chè tươi có nhiều chất chống oxy hóa, chống lão hóa. Không nên uống buổi tối vì sẽ bị mất ngủ. Giấc ngủ rất quan trọng.
Trong cuộc đời của mỗi con người, ta phải dành ra ít nhất là 1/3 để ngủ. Giấc ngủ liên quan đến một loại hoóc-môn quan trọng của cơ thể là chất melatonin. Từ thập niên 1950, người ta đã biết đến tính an thần của Melatonin và ngày nay nó được nhắc đến rất nhiều như một loại thuốc trường sinh. Melatonin là nội tiết tố của tuyến tùng trong não, chất này được tiết ra nhiều nhất vào ban đêm trong giấc ngủ, khi mắt không nhận được ánh sáng. Vì vậy, chúng ta nên ngủ không có ánh sáng đèn. Khi đi ngủ buổi tối, đèn phải tắt hết.
Thư giãn và vận động
Muốn sống khỏe, sống lâu, sống có ích, điều đầu tiên là phải giữ cho tinh thần luôn thoải mái, lạc quan và yêu đời. Nên thường xuyên đi chơi ở vùng quê, vùng biển, nơi có không khí trong lành; thăm nom con cháu, người thân, bạn bè; nghe nhạc, xem phim, thư giãn; chăm sóc vườn hoa, cây cảnh... Chú ý vận động thường xuyên, tránh trì trệ, thụ động. Đi bộ bước đều, hai tay đánh mạnh, thở ra, mỗi buổi sáng đi 45 phút. Tập tại chỗ các động tác tay, chân, gót, lưng, bụng, cổ, vai, gáy (như bài Thái cực quyền...) trong 15 phút, đều đặn 5 - 6 ngày trong tuần.
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi
Trầm cảm và rối loạn lo âu là hai vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến, đặc biệt đáng chú ý ở nhóm người cao tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 4-5% người trưởng thành trên toàn cầu đang chịu ảnh hưởng từ những rối loạn này. Đáng báo động, tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo tuổi tác, đặc biệt ở nữ giới. Tuy nhiên, nhiều người cao tuổi thường coi nhẹ những triệu chứng này, cho rằng chúng là biểu hiện tự nhiên của tuổi già. Điều này dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám và điều trị, gây tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể, làm suy giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí rút ngắn tuổi thọ.
Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Sa sút trí tuệ là một hội chứng được đặc trưng bởi sự suy giảm nhiều chức năng cao cấp của vỏ não mà không có rối loạn ý thức. Các triệu chứng này gây suy giảm và trở ngại đáng kể cho các hoạt động nghề nghiệp, xã hội và cả các hoạt động sống hàng ngày của người bệnh.
Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không?
Ai cũng biết rằng tập thể dục giúp ích cho cả cơ thể và trí óc, nhưng những bài tập cường độ cao ngắt quãng (HIIT) giúp tăng cường sức khoẻ não bộ lâu dài, tốt hơn hẳn so với những bài tập cường độ thấp ở những người cao tuổi.
3 điều cần biết về bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến tiền liệt bị gia tăng kích thước bất thường, gây khó chịu cho bệnh nhân ở khu vực quanh bàng quang, đường tiểu. Đây là bệnh lý thường gặp ở nam giới lớn tuổi, có thể gây ảnh hưởng nhiều tới tâm lý và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Những bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi
Tuổi càng cao thì sức khỏe càng yếu do cơ chế thoái hóa tự nhiên và nhiều chức năng cơ thể suy giảm, trong đó có chức năng đề kháng. Do đó, người cao tuổi rất dễ mắc bệnh và thường trở thành mạn tính, kéo dài và hay tái phát.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025