“Sống trong sợ hãi” nơi tâm dịch Ebola
Nhân viên y tế đang vệ sinh khu vực quanh nhà 1 người đàn ông vừa chết vì Ebola
Nằm giữa nơi tâm dịch, làng Njala Ngiema là nơi bị tàn phá nặng nề nhất tại Sierra Leon - quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch Ebola. Khoảng 61 người ở đây đã thiệt mạng trên tổng số dân chừng 500 người.
Hiện diện khắp nơi là những dấu hiệu của cuộc chiến thất bại với thần chết: Những vỏ thuốc bị vứt rải rác xung quanh các căn nhà. Những gói muối dùng để bù nước đường uống đã dùng hết nằm lẫn trong bùn đất. Thuốc men dường như vô hiệu, và thần chết luôn nhanh chân hơn các bác sĩ.
Bên trong những căn nhà mờ tối, đồ đạc của các nạn nhân nằm phủ bụi - bộ quần áo rách rưới, đôi dép, một chiếc ra-đi-ô hiếm hoi – nỗi sợ rằng thứ vi-rút chết người này vẫn lẩn quất đâu đó khiến không ai dám đụng vào chúng, cho dù gần một tháng qua không có trường hợp nhiễm mới nào xuất hiện ở đây.
Công tác kiểm dịch của chính phủ đến với Njala Ngiema quá muộn, dấu hiệu báo nguy hiểm có mặt suốt dọc con đường lầy lội xuyên qua làng.
Trước hiên một ngôi nhà, một chiếc quần màu xanh vẫn được phơi ở đó từ khi 5 người trong nhà đều chết vì Ebola.
Trong một căn nhà khác, người ta tìm thấy mấy bộ quần áo gói trong chiếc túi nhựa ghi dòng chữ “Hãy ngắm nhìn thế giới” được đặt ngay ngắn trên giường. Chiếc túi để chuẩn bị cho chuyến đi tới bệnh viện không bao giờ diễn ra. Hai người phụ nữ già, chủ nhân của nó, đều đã chết.
Khăn mặt, quần dài và đồ lót vẫn còn treo trên xà nhà trong ngôi nhà mà Foday Joko sống cùng vợ và con gái. Cả 3 đều đã chết.
Đằng sau ngôi nhà của chiếc quần bò xanh và chiếc áo phông lấm bẩn và rách rưới mà ông vẫn mặc để đi làm đồng - vẫn treo thành một hàng. Không ai dám chuyển chúng đi.
Bên trong nhà, khăn trải giường nhàu nát và gối thì xộc xệch. Dưới gầm chiếc giường gỗ là đôi dép của Alaji Abbah. “Ông ấy đã từ chối đến bệnh viện, ông ấy sợ đến đó”, thầy giáo của làng Njala Ngiema nói. Người ta tìm thấy Abbah chết trong tư thế đang ngồi ở mép giường, người gập lại và đầu cúi xuống.
Cha mẹ bé gái này đều đã chết vì Ebola
Bệnh Ebola đã gõ cửa hết nhà này đến nhà khác: nhà này có 10 người chết; nhà kia là 4 người trong đó có 3 trẻ em. Ngôi nhà cách đó vài mét có một ông lão đang sống một mình, vợ của ông cũng là nạn nhân của Ebola. Trong một căn nhà thấp và dài gần đó, 16 người đã chết, tất cả đều trong cùng một gia đình. Ngoài một ngôi nhà, hai bé gái, một lên 6 và một 7 tuổi, ngồi thẫn thờ trước cửa, bố mẹ của hai em đã qua đời.
Chính phủ Sierra Leone, tuyệt vọng trong việc kiềm chế vụ dịch đã cướp đi gần 300 sinh mạng, đã phong tỏa khu vực này. Giao thông tại hai quận miền đông, với diện tích gần bằng Jamaica và số dân khoảng một triệu người dân, đã bị cắt rời với phần còn lại của đất nước. Điều này làm dấy lên sự lo ngại rằng sẽ có nhiều người chết vì thiếu dinh dưỡng và thậm chí là chết đói hơn là vì Ebola.
Tại trung tâm của tổ chức Bác sĩ không biên giới bên ngoài thị trấn Kailahun, một nhân viên đang tung những hộp cá mòi cho bệnh nhân Ebola đằng sau rào chắn. Song ngay cả ở đây, với số nhân viên hơn 300 người, 10 lều bạt, hơn 2000 bộ quần áo bảo hộ và quy trình chính xác như toán học để giảm nguy cơ lây nhiễm, các bác sĩ cũng không thể bắt đuổi kịp dịch bệnh.
Những quy trình chuẩn để khoanh vùng dịch - cách ly bệnh nhân, truy tìm những người đã tiếp xúc và theo dõi tất cả triệu chứng bệnh ở các đối tượng này – tỏ ra hoàn toàn bất khả thi ở cả bốn quốc gia Tây Phi, nơi mà theo số liệu mới nhất đã có hơn 2.000 ca bệnh với một nửa số đó tử vong.
Tại các đám tang, mọi người đưa tiễn đều muốn chạm vào người chết, thậm chí là làm tóc và thay quần áo cho họ. Rất nhiều người đã bị lây bệnh theo cách này.
“Chúng tôi vẫn tìm ra những làng mà bệnh nhân của Ebola chết tại nhà chứ không phải ở nơi cách ly, gây nguy cơ những ca nhiễm mới. Đã có tới 140 trường hợp mới tại trung tâm điều trị trong vòng 3 tuần qua. Đây đúng là một thảm họa”, BS Anja Wolz , điều hành trung tâm điều trị này cho biết.
Đằng sau những chiếc lều bạt của trung tâm, xác chết nằm la liệt. Hầu hết nạn nhân là lao động chính trong gia đình. Một nhóm 5 nhân viên với đầy đủ trang bị bảo hộ đang phun dung dịch chlorine nồng độ mạnh để khử trùng các xác chết bằng cách. Phía xa, khói nghi ngút bốc lên từ những bộ quần áo hộ phải đốt bỏ sau mỗi lần sử dụng.
Theo BS Wolz thì vụ dịch sẽ không kết thúc trong năm nay. “Mọi tổ chức đang gửi các chuyên gia tới. Họ ngồi ở văn phòng và họp. Trong khi chúng tôi cần người ở thực địa”.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Hiến tạng cứu người - Gửi lại đời sự sống
Mỗi ngày, có hàng ngàn người bị suy tạng giai đoạn cuối vẫn đang chờ đợi để được ghép tạng, chờ một phép màu đến với họ, đó là có được nguồn tạng từ người hiến tặng sau khi qua đời hoặc chết não. Nhiều người bệnh tưởng chừng chẳng còn hy vọng được sống tiếp nhưng nhờ nhận được tạng hiến, họ kéo dài sự sống thêm hàng chục năm, sống vui với gia đình.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.