Sốt rét đa kháng thuốc - Mối lo ngại ngày càng tăng
Bệnh gây ra những cơn sốt kèm theo rét run tái diễn và có thể gây tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hoặc tự ý dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ, sử dụng thuốc sốt rét bừa bãi, uống thuốc không đủ liều lượng và không đúng thời gian quy định.
Đặc biệt, vấn đề ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc đang được quan tâm nhất hiện nay, sốt rét kháng thuốc gây bệnh nặng hơn, ác tính và nguy cơ tử vong cao hơn. Vì vậy, việc điều trị sẽ gặp khó khăn hơn khi vừa phải dùng thuốc kết hợp, vừa phải điều trị dài ngày.
Theo ông Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương: “Hiện nay, việc đẩy lùi sốt rét ở Việt Nam rất khó khăn, vì ký sinh trùng sốt rét P.falciparum kháng artemisinin đang có nguy cơ lan rộng” .
Ở nước ta, số bệnh nhân mắc sốt rét vẫn ở mức cao. Hằng năm ghi nhận trung bình khoảng 30.000 trường hợp mắc sốt rét, trên 100 ca sốt rét ác tính và khoảng 10 người tử vong do sốt rét. Trong 10 năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong phòng chống sốt rét. Năm 2017, cả nước ghi nhận 4.548 bệnh nhân có ký sinh trùng sốt rét với 6 trường hợp tử vong.
Lấy mẫu máu xét nghiệm phát hiện sốt rét.
So với năm 2011, tỉ lệ mắc sốt rét trên 1.000 dân năm 2017 giảm 84,6%, số bệnh nhân số rét giảm 57,1%. Không có dịch sốt rét xảy ra, Việt Nam đã đạt được tất cả mục tiêu đề ra trong “Chiến lược Quốc gia Phòng chống và loại trừ sốt rét giai đoạn 2011-2020”. Mỗi năm có hàng triệu người dân sống trong vùng sốt rét lưu hành được bảo vệ bằng biện pháp phòng chống muỗi gây sốt rét, phun tồn lưu và tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi và hàng chục nghìn bệnh nhân được cấp thuốc điều trị sốt rét miễn phí.
Tuy nhiên, nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại và gây dịch ở nhiều nơi, nhiều vùng ở nước ta vẫn còn cao. Đặc biệt, bệnh sốt rét thường tập trung tại các tỉnh thuộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ như: Quảng Bình, Quảng Trị, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Kon Tum, Quảng Nam, Bình Phước...
Trong số này, Bình Phước là tỉnh bị ảnh hưởng nặng nhất trong cả nước với 1.352/4.548 bệnh nhân có ký sinh trùng sốt rét được ghi nhận trong năm 2017. Từ đầu năm đến tháng 8/2018, bệnh sốt rét trên địa bàn tỉnh Bình Phước có diễn biến phức tạp với hơn 1.000 trường hợp mắc sốt rét, trong đó có một ca tử vong. Về nguyên nhân gia tăng bệnh sốt rét, theo Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bù Gia Mập Phạm Văn Triều là do người dân sống ở các vùng sâu, vùng xa, gần các cánh rừng điều, cao su chưa ý thức tốt về biện pháp phòng chống sốt rét. Người dân chủ quan trong công tác phòng chống, quản lý ca bệnh cũng như điều trị.
Điều lo ngại hơn theo BS. Ngô Hoàng Long, Phó Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, Phó trưởng ban Điều hành Dự án phòng chống sốt rét thì qua các nghiên cứu cho thấy, ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc đã xuất hiện tại Bình Phước. Một số loại thuốc được dùng để điều trị sốt rét đã bị giảm hiệu lực điều trị. Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc có khả năng lan rộng ra nhiều nơi, gây trở ngại cho công tác phòng, chống, loại trừ sốt rét.
Hiện nay, khi chưa có vắc-xin phòng ngừa sốt rét thì việc phòng chống muỗi đốt vẫn được xem là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. Khi phát hiện có các triệu chứng như: nhức đầu, mệt mỏi, rét run, sốt từ 37 độ 5 trở lên... cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm ký sinh trùng và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Đáng chú ý, hiện nay thuốc sốt rét được cấp miễn phí, bệnh nhân không nên tự ý mua và sử dụng thuốc nhằm tránh tình trạng sốt rét kháng thuốc.
Tại Việt Nam, kể từ năm 2008, WHO đã hợp tác với NIMPE và các Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng khu vực tại Quy Nhơn và Thành phố Hồ Chí Minh để theo dõi tình trạng kháng thuốc sốt rét và ngăn chặn kháng thuốc lây lan bằng các biện pháp can thiệp dựa trên bằng chứng, bao gồm sự phân phối rộng rãi các tấm màn tẩm hóa chất diệt và chống muỗi có tác dụng lâu dài, một biện pháp đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh sốt rét và đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự lây lan của sốt rét.
WHO cũng đã hỗ trợ Chính phủ xây dựng kế hoạch quốc gia về ngăn chặn kháng artemisinin, phù hợp với các nguyên tắc hướng dẫn được đưa ra trong Kế hoạch toàn cầu về ngăn chặn kháng artemisinin năm 2011.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.