Sốt xuất huyết – Nguy hiểm nhưng không khó phòng tránh
![Sốt xuất huyết – Nguy hiểm nhưng không khó phòng tránh](http://static.xaluan.com/images/news/Image/2013/08/07/65201cc4061c70.img.jpg)
ảnh minh họa
Tháng 7 và tháng 8 hàng năm là cao điểm của dịch sốt xuất huyết. Ở các tỉnh phía Nam, 70% trường hợp sốt xuất huyết xảy ra ở trẻ em (dưới 15 tuổi), trong đó trẻ dưới 1 tuổi chiếm khoảng 5- 8%. Ðiều đáng ngại là sốt xuất huyết ở trẻ em nguy hiểm hơn ở người lớn vì khi trẻ bị sốt cao có thể gây ra co giật và có thể dẫn đến trụy tim mạch. Tuy nguy hiểm nhưng trên thực tế, bệnh sốt xuất huyết không khó phòng ngừa nếu các bậc phụ huynh quan tâm đến các biện pháp phòng chống muỗi cần thiết cho gia đình.
Hiện tại, ở nhiều nơi, mật độ muỗi rất cao. Không ít người chủ quan cho rằng ở các khu vực nội thành, sống trên các tòa nhà cao tầng thì không phải bận tâm dịch bệnh sốt xuất huyết. Đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Dù sống tận tầng 15 của một tòa nhà chung cư ở quận 8, nhưng gia đình chị Lan Anh không khỏi lo lắng vì muỗi: “Thời điểm này mọi năm nhà mình ở cao vậy không hề có muỗi, quanh năm không phải mắc màn, năm nay không hiểu sao lại có. Chúng rất dạn, đuổi không đi, dùng vợt muỗi có vẻ không ăn thua. Bé từng bị sốt xuất huyết một lần rồi nên cả gia đình lo lắm”, chị Lan Anh kể.
NGĂN CHẶN MUỖI - PHÒNG TRÁNH DỊCH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT:
Phòng ngừa dịch bệnh sốt xuất huyết là bận tâm của đông đảo phụ huynh. Phần lớn các bậc cha mẹ đều hiểu rõ ngăn ngừa muỗi vằn, lăng quăng là có thể ngăn chặn dịch bệnh. Chúng ta nên kết hợp nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ con em khỏi sự tấn công của căn bệnh sốt xuất huyết tốt hơn. Ba biện pháp giúp ngăn chặn nguy cơ của căn bệnh nguy hiểm mà phụ huynh cần quan tâm bao gồm:
Biện pháp cơ học:
- Phát quang bụi rậm không cho muỗi trú ẩn; đậy kín lu, hồ chứa nước không cho muỗi đẻ trứng; chà rửa, thay nước mỗi tuần
- Dùng vợt hớt loại bỏ lăng quăng; thay nước bình hoa hàng ngày
- Dọn dẹp gọn gàng nhà ở không cho muỗi trú trong nhà; loại bỏ các đồ dùng hư chứa nước mưa mà muỗi có thể đẻ trứng như: Lon đồ hộp, vỏ xe, can nhựa hư,…
- Cho trẻ mặc quần dài, áo dài tay; ngủ phải mắc mùng kể cả ban ngày để phòng muỗi chích.
Biện pháp sinh học:
Thả cá bảy màu vào các dụng cụ chứa nước để cá ăn lăng quăng. Không có lăng quăng, không có muỗi vằn sẽ không có bệnh sốt xuất huyết vì không có vật trung gian truyền bệnh.
Biện pháp hóa học:
- Thuốc diệt muỗi: được sử dụng phun ở những khu vực ngoài trời rộng lớn hoặc trong nhà ở, khi mọi người đi vắng. Việc dùng thuốc diệt muỗi đang gây tranh cãi, vì nó không những tiêu diệt muỗi mà còn tiêu diệt các sinh vật ăn muỗi, làm mất cân bằng sinh thái.
- Hương xua muỗi (còn gọi là nhang muỗi): có thể được đốt trong nhà khi mọi người đi vắng. Nó có thể tiêu diệt muỗi trong phạm vi nhà ở và không duy trì được tác dụng lâu dài. Hương xua muỗi có thể gây độc cho người, và tạo nguy cơ hỏa hoạn.
- Xịt chống muỗi: Cần trang bị sẵn trong nhà các chai xịt chống muỗi để ngăn ngừa và xua đuổi muỗi, tiện dụng khi đi du lịch đến vùng đất nhiều muỗi. Vào năm 1954, một sự đột phá trong ngành công nghiệp phòng chống dịch bệnh với phát minh của loại hoá chất N,N-diethyl-3-toluamide (còn được gọi là DEET). Hiện nay, DEET vẫn là một thành phần tốt nhất dùng để xua đuổi nhiều loại côn trùng truyền bệnh. Hoá chất này có tác dụng tồn lưu lâu và kéo dài hơn các loại hoá chất xua muỗi và côn trùng khác. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Viện Bảo vệ môi trường Mỹ, chất DEET với nồng độ từ 10 – 30% có hiệu quả xua đuổi muỗi kéo dài từ 5 – 8 tiếng, an toàn cho người sử dụng và cho môi trường.
CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do vi rút sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
Cúm mùa là bệnh lý cấp tính do nhiễm vi rút cúm tuýp A hoặc B, C gây ra. Bệnh dễ lây lan từ người sang người và gây ra các triệu chứng như sốt đột ngột, ho, nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và chảy nước mũi… Hầu hết các trường hợp mắc cúm mùa có thể hồi phục sau khoảng 1 tuần mà không gặp phải biến chứng nghiêm trọng, nhưng đối với người cao tuổi, đặc biệt là những người có bệnh lý nền, bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản