Sự thật thú vị về hệ tuần hoàn con người
Chiều dài của hệ tuần hoàn
Mạch máu là những ống rỗng mang máu đi hàng dặm khắp cơ thể trong một dòng chảy không bao giờ chấm dứt. Nếu bạn có thể nối tất cả các động mạch, mao mạch và tĩnh mạch của một người lớn, nó sẽ kéo dài khoảng 60.000 dặm, tương đương 100.000km. Tức là nếu so sánh với chu vi của trái đất (40.000km), mạch máu của 1 người có thể bao bọc xung quanh hành tinh khoảng 2,5 lần.
Các hồng cầu phải chui vào mạch máu
Các mao mạch là những đơn vị hoạt động nhỏ nhất trong hệ thống các mạch máu, chúng nối các tiểu động mạch với các tĩnh mạch. Mao mạch rất nhỏ, trung bình khoảng 8 micron, tương đương với 1/3.000 inch, tức là có đường kính bằng 1/10 đường kính một sợi tóc con người. Các hồng cầu cũng có kích thước tương tự các mao mạch và thông qua mao mạch, hồng cầu di chuyển theo dòng. Tuy nhiên, một số mao mạch hơi nhỏ hơn đường kính của các hồng cầu, do đó, các hồng cầu phải bóp méo hình dạng của mình để lách qua.
Cơ thể càng lớn, nhịp tim càng chậm
Nhịp tim được cho là tỷ lệ nghịch với kích thước cơ thể. Một người trưởng thành có nhịp tim trung bình khoảng 75 nhịp/phút, tỷ lệ này tương tự với nhịp tim của một con cừu tuổi trưởng thành. Nhưng trái tim của một con cá voi xanh chỉ là 5 lần/phút và nhịp tim ở con chuột chù khoảng 1.000 lần/phút.
Tim sống không cần cơ thể người
Tim là một cấu trúc đặc biệt có cấu tạo từ các cơ tim, không chịu điều khiển của ý thức. Nhịp đập của tim chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố liên quan (hệ tuần hoàn, hệ nội tiết, hệ thần kinh...). Nếu tách tim ra khỏi cơ thể mà không có sự tác động tích cực và trực tiếp thì sau vài phút, tim sẽ chết hoàn toàn. Nhưng các nhà khoa học đã thực hiện nhiều thí nghiệm, trong đó có việc giữ sự sống cho tim như đưa các chất dinh dưỡng cần thiết, dưỡng khí, nhiệt độ... Kết quả thấy rằng, tim vẫn tiếp tục đập khi đưa ra khỏi cơ thể. Hoạt động co bóp của tim được điều khiển bởi các tập hợp sợi cơ đặc biệt gọi là hệ dẫn truyền tim bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ - thất và bó sợi dẫn truyền (chính vì hệ tự động này nên tim vẫn hoạt động bình thường ngay cả khi cắt đứt mọi liên hệ với hệ thần kinh). Sự co của các cơ tim xảy ra liên tục và mang tính chất chu kỳ nhờ các xung điện phát ra hệ tự động này.
Tác phẩm đầu tiên về hệ tuần hoàn người
Tác phẩm sớm nhất về hệ tuần hoàn được phát hiện trong Ebers Papyus, một tài liệu y tế của Ai Cập có niên đại từ thế kỷ 16 trước Công nguyên. Tác phẩm này mô tả sự kết nối sinh lý giữa trái tim và các động mạch kèm theo chú thích rằng sau khi con người hít không khí vào phổi, không khí sẽ đi vào tim, sau đó theo dòng chảy vào các động mạch.
Điều thú vị là người Ai Cập cổ đại tin rằng trái tim chứ không phải bộ não là nguồn gốc cảm xúc, trí tuệ và bộ nhớ. Trên thực tế, quá trình ướp xác, người Ai Cập cẩn thận lấy ra và lưu giữa tim cùng các bộ phận khác nhưng tách não thông qua mũi và loại bỏ nó.
Mô hình đầu tiên của hệ tuần hoàn
Trong thế kỷ thứ 2, Galen - bác sĩ cũng là nhà triết gia nổi tiếng của Hy Lạp đã đưa ra mô hình đầu tiên gần giống với thực tế nhất về hệ tuần hoàn. Ông đã nhận thức đúng đắn rằng hệ thống tuần hoàn gồm tĩnh mạch và động mạch, ông cũng cho rằng động mạch, tĩnh mạch có chức năng khác nhau.
Galen tin rằng hệ thống tuần hoàn gồm 2 chiều phân phối máu chứ không thống nhất. Ông cũng cho rằng trái tim là cơ quan hút máu chứ không có chức năng bơm máu nuôi cơ thể.
Hồng cầu không tồn tại mãi mãi
Hồng cầu được tạo ra từ các tế bào máu gốc trong tuỷ xương, tuy là một tế bào nhưng hồng cầu trưởng thành lại không có nhân, ti thể. Mỗi hồng cầu có chức năng chính là hô hấp, chuyên chở hemoglobin, qua đó đưa ôxy từ phổi đến các mô. Nhưng chính vì không có nhân, ti thể mà các hồng cầu không thể phân chia hoặc hình thành tế bào mới. Sau khi lưu thông trong mạch máu khoảng 120 ngày, hồng cầu sẽ lão hóa, hư hỏng. Nhưng bạn không vì thế mà lo lắng cơ thể mình sẽ cạn kiệt hồng cầu vì tuỷ xương của bạn liên tục sản xuất hồng cầu mới để thay thế hồng cầu lão hóa.
Kết thúc một mối quan hệ có thể "làm tan nát trái
tim bạn"?
Bạn không có tiền sử bệnh tim nhưng khi gặp một trạng thái cảm xúc căng thẳng, thất vọng, đau khổ bất ngờ, bạn sẽ cảm thấy những triệu chứng tương tự như một bệnh nhân lên cơn đau tim như đau tức ngực, khó thở... Trên thực tế, những cảm giác này là có thật, nhưng đây không phải là những triệu chứng vật lý mà do cảm giác, cảm xúc con người tạo nên. Những triệu chứng này được gọi là "hội chứng tan nát trái tim" vì nó có thể được gây ra bởi một sự kiện căng thẳng về mặt cảm xúc, chẳng hạn như cái chết của người thân, li dị, chia tay...
Máu có màu khác nhau
Máu giàu oxy chảy qua động mạch và mao mạch trong cơ thể có màu đỏ tươi. Sau khi các hồng cầu mang oxy đến cung cấp cho các mô trong cơ thể, máu của bạn sẽ trở thành màu đỏ sẫm và quay trở lại trái tim thông qua các tĩnh mạch. Mặc dù dưới lớp da, bạn có thể nhìn thấy các tĩnh mạch có màu xanh nhưng thực chất không phải lúc này máu của bạn màu xanh mà màu sắc của tĩnh mạch là kết quả của các bước sóng khác nhau mà ánh sáng xuyên qua da bạn được hấp thu và phản chiếu lại trong mắt bạn.
Trên thực tế, máu của hầu hết các động vật thân mềm và một số động vật chân đốt thiếu hemoglobin là màu xanh.
Bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng gia tăng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sau đại dịch Covid-9, chúng ta sẽ phải đối mặt với đại dịch nguy hiểm là sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm. Do đó, bên cạnh việc phòng các bệnh truyền nhiễm mới nổi, các nước cần tập trung phòng, điều trị bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,… Ngoài ra, còn có chấn thương do tai nạn thương tích.
Ngày Tim mạch Thế giới năm 2024: Dùng trái tim để hành động
Bệnh tim mạch là kẻ giết người số một thế giới, gây ra hơn 20,5 triệu ca tử vong mỗi năm. Đây là một nhóm bệnh ảnh hưởng đến tim hoặc mạch máu. Trong số những trường hợp tử vong vì bệnh tim mạch có 85% trường hợp là do bệnh mạch vành và bệnh mạch máu não (ví dụ như đột quỵ) và hầu hết ảnh hưởng đến các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Thói quen ăn sáng tốt nhất cho tim mạch
Bạn chỉ cần thêm 1 quả trứng vào bữa sáng sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
Các dấu hiệu ở tay cảnh báo tim bất ổn
Ngón tay bị quặp, lòng bàn tay đổi màu đỏ lấm tấm hoặc nổi cục là biểu hiện khác thường mà bạn nên để ý.
Cách kiểm soát bệnh tim mạch mùa lạnh
Nhiều nghiên cứu đã kết luận thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ cơn đau tim. Đặc biệt là khi lao động ngoài trời trong mùa đông giá rét càng làm tăng nguy cơ phát triển cơn đau tim cấp tính.
Người có bệnh về tim mạch có thể gặp nhiều biến chứng nếu mắc Covid-19
Covid-19 là một căn bệnh mới với nhiều biểu hiện phức tạp mà các nhà khoa học chưa biết đến.
Hướng dẫn người bị bệnh tim mạch "phòng vệ trái tim" trước COVID-19
COVID-19 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp mà còn gây rối loạn chức năng tim mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân nhiễm COVID-19 bị tổn thương tim mạch nghiêm trọng, thậm chí là tử vong do có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
Những dấu hiệu cảnh báo tim hoạt động không bình thường
Những triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở những người mắc bệnh tim, mà còn là dấu hiệu rất phổ biến cảnh báo căn bệnh này.
Giải pháp phòng và ngăn ngừa biến chứng tim mạch do tăng huyết áp
Theo thống kê, tại Châu Á, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh tăng huyết áp, đây cũng là tác nhân chính dẫn tới các bệnh lý về tim mạch và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025