Sự thật về chế độ ăn uống và bệnh ung thư
Nhiều loại ung thư, từ dạ dày đến ruột, có liên quan với chế độ ăn và tăng cân. Do đó, Jane Clarke, chuyên gia dinh dưỡng 25 năm kinh nghiệm, người đã từng gặp rất nhiều câu hỏi về những thực phẩm nên và không nên ăn để giảm nguy cơ mắc ung thư cũng như những thực phẩm nên ăn khi đã mắc bệnh, sẽ chỉ ra chế độ ăn giúp giảm nguy cơ này trên Dailymail:
Chuyện hoang đường: Thịt tươi gây ung thư
Thực tế: Một số nghiên cứu cho thấy ăn nhiều thịt đỏ chế biến sẵn như các loại thịt lợn muối, xông khói (xúc xích, giăm bông…) có liên quan với sự gia tăng nguy cơ ung thư ruột.
Và các thực phẩm này làm tăng nguy cơ lớn hơn nhiều so với việc ăn thịt bò nạc 2 lần/tuần, loại thịt cung cấp 8 axit amino thiết yếu cho sự phát triển của não bộ, quá trình tăng trưởng, hệ xương và hoóc môn hạnh phúc endorphin.
Trên tất cả, các nghiên cứu cho thấy ăn 50g thịt chế biến sẵn mỗi ngày (2 lát xúc xích hay 1 lát thịt muối) làm tăng nguy cơ ung thư ruột lên 20% - một giả thuyết cho rằng hợp chất nitrosamines, hình thành khi tiêu thụ thịt này sẽ gây nguy hiểm cho ADN.
Hướng dẫn hiện nay là ăn từ 500g thịt đỏ trở xuống mỗi tuần và cách kiểm soát là nấu 500 g thịt cho 6 người ăn mỗi bữa.
Chuyện hoang đường: Rượu bảo vệ cơ thể
Nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan giữa uống quá nhiều chất cồn với ung thư miệng, họng, thực quản và gan.
Thực tế: Nghiên cứu cho thấy chất chống ôxy hóa trong rượu vang có thể chống lại nhiều bệnh ung thư và các bệnh lý nghiêm trọng khác nhưng chỉ có một thử nghiệm cho thấy chất chống ôxy hóa trong rượu vang đỏ là thực sự mang lại những lợi ích trên.
Trên thực tế, các nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên quan chặt chẽ giữa uống nhiều chất cồn với sự phát triển của ung thư miệng, họng, thực quản, gan và ruột.
Chất cồn cũng là yếu tố cơ bản làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Do đó, không nên uống quá 2 đơn vị mỗi ngày đối với nam giới và 1 đơn vị với nam giới, tức là khoảng 14 đơn vị mỗi tuần.
Một đơn vị tương đương với 330ml bia/ 100ml rượu vang/ 30ml rượu mạnh.
Chuyện hoang đường: Sản phẩm từ sữa gây ung thư
Thực tế: Chưa một nghiên cứu nào đưa ra kết quả rõ ràng về điều này. Nghiên cứu gần đây chỉ rõ việc nạp nhiều canxi (có trong các sản phẩm sữa) còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư ruột. Trong khi một nghiên cứu trước đó lại cho thấy nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt và ung thư buồng trứng do dùng các sản phẩm từ sữa.
Những bằng chứng về ung thư vú lại còn mâu thuẫn nhau.
Ví như có nghiên cứu cho thấy ung thư vú và các sản phẩm từ sữa có mối liên quan do sữa chứa các chất béo bão hòa, các chất ô nhiễm từ môi trường.
Trong khi đó, một quan điểm khác là các sản phẩm sữa có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư vú nhờ lượng canxi được bổ sung đều đặn trong chế độ ăn uống. Nhưng một lần nữa, để đưa ra khuyến nghị cụ thể cần có thêm nhiều nghiên cứu.
Do đó, trong thời điểm hiện tại, Jane khuyên nên tiếp tục sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày bởi đó là một nguồn canxi quý giá nhưng không nên nhiều hơn 8% trong chế độ ăn hằng ngày.
Chuyện hoang đường: Đường “nuôi” ung thư
Thực tế: Đường không thúc đẩy ung thư phát triển nhanh hơn. Tất cả các tế bào, bao gồm cả các tế bào ung thư, đều lấy năng lượng từ đường huyết (glucose) nhưng nhiều đường hơn không có nghĩa là đẩy nhanh tốc độ lớn lên của ung thư. Tương tự, việc lấy đi đường trong tế bào ung thư không làm chúng “chết đói”.
Quan niệm sai lầm này có lẽ là dựa trên một hiểu lầm khi chụp xạ hình cắt lớp PET, vốn thường được dùng trong phân tích ung thư.
Ttrước khi chụp PET, người bệnh sẽ được tiêm 1 lượng nhỏ chất phóng xạ - 1 dạng đường glucose. Tất cả các mô sẽ đều hấp thụ chất này nhưng các tế bào ung thư sẽ hấp thụ nhiều hơn, giúp máy chụp xác định nhanh chóng. Vì lý do này, một số người đã kết luận rằng tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh hơn khi chúng ta ăn nhiều đường.
Có những bằng chứng cho thấy ăn một lượng lớn đường làm tăng nguy cơ ung thư - bao gồm ung thư tuyến tụy - nhưng sự thật là ung thư này liên quan với tăng cân và đái tháo đường.
Tuy nhiên, ăn nhiều thực phẩm có nhiều đường sẽ là không tốt nhưng thỉnh thoảng một chút đường lại giúp bạn tràn đầy sinh lực.
Lý tưởng nhất là bạn “nạp” đường qua bánh óc chó hay các loại trái cây bởi cùng với đường là các vitamin và chất xơ được bổ sung.
Bộ Y tế công bố: “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030"
Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm; uống đủ nước hằng ngày; đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua, sử dụng; hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường, đồ uống có đường, có cồn... là những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
Tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp trẻ phòng ngừa và xử lý kịp thời các bệnh lý ở trẻ, để trẻ có thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
10 nguyên tắc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm. Đảm bảo thực hiện 10 nguyên tắc an toàn thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là giải pháp để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và gia đình.
Nguy cơ mắc bệnh thận do dùng đồ uống có đường khi tập luyện mùa nóng
Tập thể dục là một thói quen tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên nếu luyện tập ở thời tiết nắng nóng sau đó uống bù nước uống chứa đường sẽ gây hại cho thận.
Nên cho mì chính vào món ăn lúc nào?
Mì chính là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi ga đình, vậy nên cho mì chính vào lúc nào để món ăn giữ được vị thơm ngon?
7 thực phẩm giúp trẻ thông minh
Trứng, hải sản, rau xanh, thịt bò, sữa chua, các loại đậu và hạt, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ.
5 đồ uống buổi sáng tốt cho sức khỏe để bắt đầu ngày mới
Theo trang Boldsky, bắt đầu ngày mới với loại đồ uống phù hợp giúp cải thiện sức khỏe về lâu dài. Trong khi nước lọc là lựa chọn tốt nhất để bắt đầu ngày mới, các loại đồ uống tốt cho sức khỏe khác cũng hữu ích và đảm bảo mức độ hydrat hóa lành mạnh.
11 loại thực phẩm giàu protein giúp giảm cân hiệu quả
Một số thực phẩm giàu protein vừa giúp tăng cường cơ bắp vừa hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân.
6 thực phẩm giúp giảm dị ứng theo mùa
Gừng, nghệ, hành, cam, quýt, các loại cá béo… có đặc tính chống viêm, chứa vitamin C giúp giảm viêm nhiễm, kích ứng, tăng cường sức khỏe cho người thường bị dị ứng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025