Chế độ dinh dưỡng loại bỏ hoàn toàn mỡ trong gan

Cập nhật: 25/11/2011 | 6:56:54 PM

Hiện nay, số người bị nhiễm mỡ gan rất nhiều. Bệnh gan nhiễm mỡ nếu kịp thời phát hiện và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh thì lượng mỡ trong gan có thể được loại bỏ hoàn toàn và có thể chữa khỏi.

Nếu không coi trọng điều này tế bào gan sẽ dần dần biến thành sợi, phát triển thành xơ gan. Đối với việc trị liệu gan nhiễm mỡ phải điều trị đúng nguyên nhân và một chế độ ăn uống hợp lý là rất quan trọng.

 
che_do_dinh_duong_loai_bo_hoan_toan_mo_trong_gan
Để bảo vệ và phòng tránh sự tổn thương do các độc tố gây ra cho tế bào gan, phải cung cấp những thức ăn có chứa nhiều loại vitamin như thức ăn chứa vitamin nhóm B và vitamin C, vitamin A, D, E, K và vitamin B11.

Ăn uống đủ chất đạm: Sử dụng lượng đạm một cách hợp lý, có lợi cho việc giảm thể trọng, nên sử dụng không dưới 120g/ngày.

Nhiệt năng hợp lý: Nhiệt năng quá cao sẽ làm cho mỡ tích tụ nhiều, càng đẩy nhanh quá trình tích luỹ mỡ ở gan. Phải hạn chế nhiệt lượng một cách hợp lý, làm cho thể trọng giảm dần, có lợi cho việc phục hồi chức năng gan.

Thức ăn có lượng đường thấp: Hạn chế sự hấp thu đường có lợi cho việc giảm thể trọng và chữa trị bệnh nhiễm mỡ gan tốt hơn là giảm lượng mỡ. Nên cung cấp cho cơ thể những đồ ăn uống có hàm lượng đường đôi thấp, nhất là không ăn đường mía, những loại bánh có nhiều đường.

Ăn một lượng chất béo thích hợp: Dầu thực vật không chứa cholesterol và có những axit béo cần thiết có tác dụng khá tốt trong việc loại bỏ chất mỡ, có thể phòng tránh hoặc loại bỏ sự biến đổi về mỡ trong tế bào gan, rất có lợi cho việc chữa trị bệnh gan nhiễm mỡ. Vì vậy, trong quá trình chế biến thức ăn nên dùng dầu thực vật.

Bổ sung đầy đủ vitamin: Gan chứa nhiều loại vitamin, khi gan bị bệnh thì khả năng lưu giữ đó giảm xuống. Nếu không bổ sung kịp thời sẽ làm cho cơ thể thiếu vitamin. Để bảo vệ và phòng tránh sự tổn thương do các độc tố gây ra cho tế bào gan, phải cung cấp những thức ăn có chứa nhiều loại vitamin như thức ăn chứa vitamin nhóm B và vitamin C, vitamin A, D, E, K và vitamin B11.

Bổ sung thức ăn nhiều chất xơ và chất khoáng: Không ăn quá nhiều thức ăn tinh, món ăn chính nên kết hợp giữa tinh và thô, nên ăn nhiều rau, hoa quả, các loại nấm để đảm bảo đầy đủ lượng chất xơ. Như vậy, vừa có thể cung cấp thêm vitamin và khoáng chất, vừa tốt cho việc trao đổi bài tiết các chất cặn bã ra ngoài.

(Nguồn: nhipcausuckhoe.com.vn)

In bản tin