Ung thư "sợ" thực phẩm có màu sắc gì nhất?
Cập nhật: 9/10/2020 | 11:40:55 AM
Có nhiều loại thực phẩm đã được chứng minh về khả năng phòng, chống ung thư. Trong đó các loại rau củ quả màu xanh lá cây, màu tím và màu vàng-cam-đỏ được xếp vào tốp đầu trong danh sách này.
Hầu hết các loại thực vật sở hữu những màu sắc vừa nêu sẽ giàu các hoạt chất phòng, chống ung thư mạnh mẽ như: vitamin A, C, resveratrol, flavonoid, các chất chống oxy hóa… Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, chế độ ăn nhiều thực phẩm thuộc nhóm này như: cam, nho, rau họ cải, khoai lang tím… giúp làm giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư dạ dày, đại tràng, phổi, tử cung và tuyến tiền liệt.
Thực vật màu tím
Gốc tự do là những nguyên tử hay phân tử bị mất đi một điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng. Chúng sinh ra liên tục trong quá trình trao đổi chất của cơ thể hoặc dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh như ô nhiễm môi trường, stress, rượu bia, thuốc lá…
Gốc tự do là nguyên nhân gây ra quá trình lão hóa và hơn 60 loại bệnh khác nhau, đặc biệt trong đó có ung thư. Các gốc tự do tạo ra chuỗi phản ứng trao đổi điện tử liên tục tấn công và gây tổn thương các bộ phận của tế bào. Trong trường hợp một số gen cụ thể bị hư tổn, tế bào sẽ nhân đôi một cách không kiểm soát, từ đó hình thành ung thư.
Đáng chú ý, nhiều loại rau-củ-quả có màu tím (hoặc màu đỏ thẫm, xanh-tím) tự nhiên chứa một loại chất chống oxy hóa đặc biệt có tên anthocyanin. Anthocyanin cũng chính là sắc tố giúp tạo ra màu sắc đặc trưng của nhóm thực vật này.
Anthocyanin đã được nhiều công trình khoa học chứng minh về các giá trị sức khỏe đáng kinh ngạc như: làm tăng tuổi thọ, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, phòng ngừa bệnh ung thư, chứng mất trí… Do đó, các loại rau-củ-quả màu tím vẫn thường được các chuyên gia dinh dưỡng ví như: siêu thực phẩm.
Thực vật màu vàng – cam – đỏ
Thuật ngữ carotenoid dùng để chỉ một họ gồm khoảng 600 sắc tố thực vật khác nhau. Sắc tố thực vật carotenoid được coi là dưỡng chất màu bởi có nhiều đặc tính tương tự như vitamin.
Carotenoid là nhóm chất chống oxy hóa tự nhiên, đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ phát triển của ung thư. Một cách để nhận ra một thực phẩm giàu carotenoid là màu sắc đặc trưng của nó.
Carotenoid thường được tìm thấy trong trái cây và rau quả với màu cam, đỏ hoặc vàng. Khoai lang, rau bí đỏ, và mơ là những thực phẩm có lượng carotenoid cao. Theo một nghiên cứu tại Đại học Harvard, lượng caroten cao trong cà rốt có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư vú khoảng 28%. Đặc biệt, alpha carotene, γ-carotene và beta carotene có trong cà rốt có thể giúp làm giảm nguy cơ tái phát ung thư khoảng 68%.
Các khảo sát ở châu Âu cũng đã chỉ ra rằng, những phụ nữ thường ăn thực phẩm chay giàu cà rốt sẽ giảm 40% đến 60% tỷ lệ mắc ung thư vú liên quan đến thụ thể estrogen.
Lycopene là một carotenoid có màu đỏ tươi. Lycopene làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Nó cũng ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư vú, phổi và nội mạc tử cung trong các thí nghiệm.
Cà chua là một nguồn lycopene tuyệt vời và việc nấu hoặc chế biến chúng sẽ làm cho lycopene dễ hấp thu hơn.
Các nguồn lycopene khác bao gồm: ổi đào, dưa hấu, đu đủ, bưởi chùm, ớt chuông đỏ nấu chín, măng tây nấu chín, bắp cải đỏ, xoài và cà rốt nấu chín.
Thực vật màu xanh lá cây
Trong nhiều loại rau xanh có chứa những hợp chất giúp chống lại các hormone gây ung thư. Hầu hết chúng được bán phổ biến trong siêu thị.
Folate thường được biết đến với cái tên “Vitamin B9” là một dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Folate có nhiều trong các loại trái cây và các loại rau ăn lá màu xanh. Việc cơ thể bị thiếu Folate có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như: thiếu máu, vô sinh, chứng mất trí do tuổi già, vấn đề về trí não và thậm chí là cả ung thư.
Phân tích tổng hợp về mối liên quan giữa ung thư vú và việc ăn rau đã cho thấy chất lutein và zeaxanthin có trong các loại rau lá xanh thẫm như: rau chân vịt và cải xoăn có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.
Rau củ quả màu xanh còn giàu chất diệp lục cũng rất tốt cho sức khỏe. Chất này có tác dụng làm sạch gan, máu, xoang mũi, xoang trán và kích thích tiêu hóa. Một nghiên cứu được thực hiện trên 12.000 động vật, đã cho thấy chất diệp lục có hiệu quả trong việc ngăn chặn tác dụng gây ung thư của các amin dị vòng. Amin dị vòng là chất được tạo ra khi nướng thực phẩm ở nhiệt độ cao.
Chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng từ tinh bột, protein, chất xơ và vitamin. Nguồn bổ sung protein người bệnh hạn chế nguồn từ thịt đỏ tuy nhiên không nên quá khắt khe, chỉ cần giảm so với thông thường, nên bổ sung nhiều protein từ cá, trứng, thịt gia cầm. Người bệnh nên kiêng hoặc hạn chế ở mức tối đa đồ ăn chế biến dưới dạng chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, thức ăn cay nóng. Chất kích thích như rượu, bia, cafe hay thuốc lá nên tránh tuyệt đối.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Nắng nóng - có nên uống nhiều hơn ăn? (19/7/2020)
- Đủ thứ bệnh từ 3 thức uống bị WHO cho vào ”danh sách đen” (8/7/2020)
- Biết những điều này nhiều người sẽ không lười ăn rau (23/6/2020)
- Làm thế nào để giảm cholesterol nhanh chóng? (17/6/2020)
- Vitamin D có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư (16/6/2020)
- Sẽ ra sao nếu bạn ăn quá nhiều vào bữa tối? (12/6/2020)
- 12 thực phẩm giúp giải nhiệt vào mùa hè (1/6/2020)
- Món ăn thức uống phòng ngừa virus corona (29/2/2020)
- 5 loại trái cây nên ăn vào mùa đông để ’nói không’ với ốm đau và cảm cúm (18/12/2019)
- Cách phối hợp thực phẩm trong bữa ăn có lợi cho sức khoẻ (4/12/2019)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều