Đau nhức mùa lạnh
Cập nhật: 14/7/2011 | 3:28:11 PM
Theo BS Nguyễn Đình Linh - Trung tâm Chẩn đoán Y khoa Medic TP.HCM thì từ khi trời trở lạnh, số bệnh nhân đến khám tăng từ 20 - 40 người mỗi ngày. Các phòng khám chuyên điều trị đau, cơ xương khớp, số lượng bệnh nhân cũng tăng xấp xỉ gấp đôi.
Thuoc Giam Can Hieu Qua, Cách Giảm Cân Nhanh, Giam Can Hieu Qua, Giam Can Nhanh Nhat, Bi Quyet Giam Can Cua Sao, Thuc Don Giam Can Nhanh, Phương Pháp Giảm Cân, Cach Giam Beo Bung, Thuoc Giam Beo Nhanh, Thuc Pham Giam Can, Dong Trung Ha Thao, Dong Trung Ha Thao, Xe Tai Suzuki, Suzuki Grand Vitara 2013, Suzuki Grad Vitara, Hoc Dan Guitar, Hoc Dan Ghi Ta, Hoc Thanh Nhac, Học Đàn Organ, Thuoc Giam Can Best Slim USA, Thuốc Giảm Cân Best Slim, Revitalash, Hair By Revitalash, RevitaLash Advanced, RevitaBrow, Thuoc Moc Mi Revitalash, Can Tim Gia Su, Gia Su Tieng Anh, Gia Su Toan, Gia Su Cap 1, Best Slim USA, Great Slim USA
Khớp và gút là hai bệnh dễ lên những đợt cấp tính nhất vào những ngày se lạnh. Người bệnh khớp thường bị viêm nhiều khớp: cổ tay, bàn tay, đốt tay, khớp chân... Cùng với sưng viêm là đau nhức mỗi khi cử động. Người bệnh cũng có thể bị cứng khớp vào buổi sáng, khiến cho các khớp khó cử động hàng giờ. Bệnh gút mà phần lớn có nguyên nhân do ăn uống thừa chất cũng “gây sự” với người bệnh khi trời càng lạnh, càng ẩm.
Khi cơn đau đến, không ít bệnh nhân dựa vào thuốc giảm đau, chủ yếu là các thuốc chống viêm không steroid hoặc thuốc giảm đau phối hợp giữa paracetamol và chống viêm không steroid. Các thuốc này được dùng trong các trường hợp: đau cơ, đau khớp do chấn thương, thấp khớp, viêm thần kinh (đau lưng, vẹo cổ, bong gân, căng cơ quá mức). BS Nguyễn Đình Linh cảnh báo: “Thuốc là con dao hai lưỡi, dùng đúng - hết bệnh, dùng sai - nguy hiểm. Tác dụng phụ thường gặp nhất là nhìn mờ, nhức đầu, mẩn ngứa, chảy máu dạ dày và nguy hiểm nhất là suy gan, suy thận... Đã có không ít trường hợp đến điều trị đau nhức nhưng chúng tôi phải điều trị các bệnh do tác dụng phụ của thuốc gây ra”. Cũng có những trường hợp lạm dụng thuốc trong thời gian dài mới tìm đến bác sĩ, đến nỗi gan, thận, tim đều suy, việc điều trị giai đoạn cuối rất tốn kém mà không hiệu quả.
Để dùng thuốc đúng cách, cần lưu ý, không đóng vai trò bác sĩ khi tự kê đơn thuốc cho mình, nhất là những người loét dạ dày, mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc, suy gan, suy tim, suy thận nặng. Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được dùng thuốc kết hợp giữa paracetamol và ibuprofen, nhất là ở ba tháng cuối thai kỳ (vì nguy cơ gây xuất huyết ở mẹ và con do tác dụng ức chế chức năng tiểu cầu của ibuprofen).
Loại trừ đau nhức
BS Nguyễn Văn Quang - Hội Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM cho biết, chính những cơn đau làm các cơ bị teo do hạn chế cử động. Từ đây, bệnh nhân rơi vào vòng luẩn quẩn: teo cơ làm cho lực tác động lên xương tăng, người bệnh lại giảm hoạt động khiến các bắp cơ tiếp tục thu nhỏ… Sự “tiết kiệm” vận động, tăng cường dùng thuốc còn là cơ hội để “đội quân béo phì” tấn công.
Để giảm đau nhức khi trời trở lạnh, không chỉ có thuốc giảm đau mà còn nhiều cách khác. Đầu tiên là việc giữ ấm cơ thể, nhất là chân tay, hạn chế ra ngoài khi trời quá lạnh. Ngoài ra, việc tập luyện thể thao cũng rất quan trọng vì sẽ giúp máu huyết lưu thông, giúp thải nhanh “quân phiến loạn” gây đau. Cần nhớ, vận động quá mức cũng là nguyên nhân gây đau. Do đó, sự tập luyện cần phải được hướng dẫn bởi bác sĩ chuyên khoa mới hiệu quả.
Những người bị bệnh gút cần phải kiêng hoàn toàn rượu, bia và hạn chế các món ăn giàu đạm, giàu chất béo. BS Nguyễn Văn Quang còn cho biết thêm: “Các nghiên cứu cho thấy, nên ăn nhiều trái cây tươi, rau tươi và các loại hạt, ăn ít hay vừa phải các loại thịt, nhất là thịt bò, thịt gà. Nên ăn nhiều cá vì trong cá có omega-3 giúp giảm sưng các khớp. Cần lưu ý một số thực phẩm có khả năng làm bệnh đau nhiều hơn như: măng tre, khoai môn, khổ qua, rượu, tôm, cua, ghẹ…”.
Để giảm đau, còn có một số bài thuốc dân gian như dùng rễ nhàu thái mỏng phơi khô sắc uống hoặc dùng trái nhàu chín chấm muối ăn để trị đau lưng, phong thấp. Theo y học cổ truyền, khi cơ thể suy nhược sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp, cơ thể mệt mỏi, uể oải... Vì thế, phương cách điều trị chủ yếu của y học cổ truyền là làm thông huyết mạch bằng cách tập thể dục, tăng cường sự vận hành của khí huyết bằng xoa bóp trị liệu, vật lý trị liệu với các biện pháp châm cứu giảm đau, điều chỉnh sự tắc nghẽn khí huyết, chườm nóng (chườm muối nóng vào các khớp đau hoặc dùng đèn hồng ngoại chiếu vào khớp đau).
(Nguồn: yteduphongthuduc)