Cách chăm sóc người già ngày nắng nóng như thế nào để tránh sốc nhiệt, đột quỵ?
Cập nhật: 23/5/2020 | 12:23:16 PM
Thời tiết nắng nóng gay gắt, người già rất dễ bị sốc nhiệt, đột quỵ nhất là với những người có bệnh mãn tính.
Những ngày nắng nóng cao điểm, người già nên hạn chế ra đường để tránh bị sốc nhiệt. Ảnh: TTXVN |
Những ngày gần đây, nắng nóng bắt đầu vào giai đoạn cao điểm, nhiệt độ thay đổi đột ngột rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là với người già, người mắc bệnh mãn tính.
TS.BS. Trần Viết Lực, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết: Nắng nóng là nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng các bệnh về hô hấp, tim mạch, huyết áp thần kinh... Thường trong các đợt nắng nóng kéo dài, người già nhập viện nhiều do đột quỵ, tim mạch.
Theo đó, khi thời tiết nắng nóng, cơ thể phải đổ mồ hôi nhiều dẫn tới mất nước, giảm khối lượng máu, thiếu hụt lượng máu nuôi não; thân nhiệt tăng gây rối loạn chức năng thần kinh trung ương, rối loạn hô hấp, tuần hoàn, rối loạn tim mạch… đây là các yếu tố dễ gây đột quỵ não.
BS. Trần Viết Lực khuyến cáo, trong những ngày nắng nóng, quan trọng nhất là tránh để người già bị sốc nhiệt. Cụ thể, vào những ngày nhiệt độ cao, người già có bệnh mãn tính cần tránh ra ngoài nắng. Nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao khoảng trên 35 độ C, cần điều chỉnh nhiệt độ trong nhà khoảng 26 - 27 độ C là phù hợp, cũng không nên để nhiệt độ thấp quá.
Với những người mắc bệnh mãn tính, người nhà cần nhắc nhở bệnh nhân duy trì việc uống thuốc đều đặn, đúng giờ để tránh các tai biến dễ phát sinh.
Trời nóng thường khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi dẫn đến mất nước, mất khoáng; vì vậy, người già cần được bổ sung đủ nước thường xuyên, thậm chí cả lúc không khát.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân cần biết cách nhận biết các dấu hiệu đột quỵ do nắng nóng để phát hiện và xử trí kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc cho người thân trong gia đình, nhất là người cao tuổi, người mắc bệnh tim mạch. Cụ thể, cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế nếu có các biểu hiện như: Vã mồ hôi nhiều, đau đầu, khó chịu, mặt đỏ, đỏ da toàn thân, cảm giác nghẹt thở, thở nhanh; nôn mửa, chóng mặt, hoa mắt, ngất lịm, trụy mạch, thậm chí li bì, mê sảng, hôn mê… Các trường hợp đều cần phải xử trí nhanh vì chậm có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
(Nguồn: baotintuc.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Mùa lạnh, nên phòng bệnh như thế nào? (31/12/2019)
- Trời lạnh và nguy cơ với người cao tuổi (31/12/2019)
- Lý giải hiện tượng khi tuổi cao dễ mắc bệnh cao huyết áp (13/7/2019)
- Phòng viêm phổi (19/6/2019)
- Thực phẩm tăng cường trí nhớ cho người cao tuổi (13/5/2019)
- Dùng thuốc như thế nào cho đúng? (4/5/2019)
- Đề phòng các bệnh người cao tuổi dễ mắc lúc giao mùa (13/2/2019)
- Chữa mất ngủ ở người cao tuổi không dùng thuốc (19/11/2018)
- Dinh dưỡng đúng cách cho người cao tuổi (21/9/2018)
- Nguyên nhân, triệu chứng viêm phổi ở người già (23/11/2017)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều