Dùng thuốc như thế nào cho đúng?
Cập nhật: 4/5/2019 | 2:32:13 PM
Việc chăm sóc sức khỏe cho người càng cao tuổi càng nhiều phức tạp, nhất là trong việc sử dụng dược phẩm. Hơn 50% số người cao niên đã không sử dụng dược phẩm như đã được hướng dẫn.
Nói theo cách y học, sự sử dụng dược phẩm theo kiểu này gọi là sự không tuân thủ (non-compliance) và sự không tuân thủ này gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe của người sử dụng thuốc.
Sự sử dụng dược phẩm không đúng theo hướng dẫn ở người cao tuổi càng gây nguy hiểm đến sức khỏe hơn nhóm người khác. Trước hết, nhóm người cao niên thường sử dụng nhiều thuốc hơn những nhóm người khác. 80% số người trên 65 tuổi trở lên đều có ít nhất một căn bệnh mãn tính nào đó, cũng có nghĩa là phải dùng một số loại dược phẩm trong một khoảng thời gian dài (thậm chí suốt quãng đời còn lại). Theo nhiều nghiên cứu thì sự không tuân thủ trong sử dụng thuốc càng tăng khi người bệnh đã sử dụng thuốc để điều trị một chứng bệnh nào đó trong một khoảng thời gian quá lâu. Sự không tuân thủ trong sử dụng thuốc càng làm tăng khả năng xảy ra sự tương tác giữa dược phẩm với dược phẩm và giữa dược phẩm với thực phẩm với những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Hơn nữa, người cao tuổi rất dễ nhạy cảm với những tác phản ứng phụ của thuốc, một khi điều này xảy ra, những phản ứng phụ càng trở nên nguy hiểm hơn.
Dưới đây là những sai lầm trong sử dụng dược phẩm thường xảy ra ở nhóm người cao tuổi và những phương hướng nhằm để tránh những sai lầm này.
Sử dụng thuốc đúng theo những gì được bác sĩ kê toa và hướng dẫn là một việc làm vô cùng quan trọng để có được tính an toàn và hiệu quả. Sự sử dụng thuốc không đúng theo chỉ dẫn có thể gây quá liều thuốc hoặc thiếu liều thuốc theo nhiều cách thức và theo nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như sự ngưng sử dụng kháng sinh một cách đột ngột do bệnh nhân cảm thấy đã khỏe trở lại, điều này sẽ làm cho vi khuẩn không bị diệt tận gốc và bệnh có thể quay trở lại, nhưng lúc này, con vi khuẩn “tái xuất giang hồ” này đã có thể trở thành một con vi khuẩn kháng thuốc.
Một sai lầm khác trong sử dụng thuốc ở người cao niên là sử dụng thuốc 2 lần (do quên), hoặc giữa 2 lần sử dụng thuốc không đúng khoảng thời gian mà thầy thuốc đã chỉ định. Cũng có nhiều bệnh nhân quá mệt mỏi đến nỗi... không buồn uống thuốc, cũng có thể không chuẩn bị đủ thuốc đúng yêu cầu do hoàn cảnh tài chính cũng như không tìm ra phương tiện giao thông để đến nhà thuốc.
ũng có một số bệnh nhân tự quyết định gia giảm liều lượng thuốc vì nghĩ rằng... không cần thiết phải dùng quá nhiều như thế. Vài bệnh nhân cứ dùng rồi ngưng rồi lại dùng một loại dược phẩm nào đó xem như là một sự... “trải nghiệm”. Ngược lại cũng có một số bệnh nhân tự tăng liều thuốc vì nghĩ rằng “càng nhiều thì càng tốt”.
Để sử dụng dược phẩm một cách an toàn, hiệu quả và đúng đắn thì người sử dụng thuốc cần có một kiến thức tối thiểu về những loại dược phẩm mà mình đang sử dụng, cần hiểu sự tương tác giữa dược phẩm với đồ ăn, thức uống (nhất là rượu bia) chẳng hạn như loại kháng sinh tetracycline không được dùng chung với sữa hoặc các sản phẩm được chế biến từ sữa bởi vì tetracycline sẽ bị “vịn” bởi calcium có trong sữa và sẽ bị giảm tác động. Những loại dược phẩm trị đau khớp phải cần uống khi bụng no để không bị kích ứng dạ dày, hoặc là có rất nhiều loại dược phẩm sẽ “nổi loạn” khi được dùng chung với rượu.
Một vấn nạn thường xảy ra khi sử dụng dược phẩm ở nhóm người cao tuổi là một bệnh nhân thường đi khám ở nhiều bác sĩ khác nhau. Mỗi bác sĩ cho một loại thuốc riêng, khi uống chung sẽ gây ra sự tương tác thuốc. Hậu quả là chưa chữa được bệnh này đã rước thêm nhiều bệnh khác. Trong khi bác sĩ thì cứ chắc mẩm rằng bệnh nhân uống thuốc đúng như mình đã chỉ dẫn mà không biết bệnh nhân đã hoặc đang dùng thuốc này với những loại thuốc khác.
Sự sử dụng dược phẩm sai phổ biến là... mượn toa của bệnh nhân khác để mua thuốc. Nên nhớ rằng thuốc ai lấy uống, cho dù triệu chứng bệnh có giống nhau nhưng nguyên nhân gây bệnh khác nhau và phương hướng trị liệu cũng khác nhau. Cho dù chung bệnh, chung triệu chứng nhưng đáp ứng với thuốc của mỗi người cũng hoàn toàn khác nhau.
Có nhiều bệnh nhân lớn tuổi rất... khó tính đến nỗi không thèm đi khám bệnh, tự tin vào khả năng tự chữa bệnh của mình và tự mua thuốc để dùng. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến tính mạng, nếu không chết tức thì cũng “ôm” bệnh hậu dài lâu.
Nên sử dụng hộp chia thuốc để tránh uống nhầm
Có rất nhiều cách nhằm giúp người cao niên sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả bằng cách thông báo cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng, bao gồm các thuốc được kê từ bác sĩ khác, từ nha sĩ, từ lương y...
Cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết khi nhận thấy những dấu hiệu lạ sau khi sử dụng thuốc. Người sử dụng cùng lúc nhiều lọai thuốc hoặc sử dụng một loại thuốc trong thời gian dài cần phải yêu cầu bác sĩ thẩm định lại.
Khi một loại thuốc mới được kê toa (loại thuốc mà người bệnh chưa bao giờ sử dụng), người bệnh cần phải hỏi rõ thầy thuốc các thông tin về thuốc như điều kiện bảo quản thuốc, tương tác thuốc, tác dụng phụ và nhưng điều cần phải làm khi tác dụng phụ hoặc sự tương tác thuốc xảy ra.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Đề phòng các bệnh người cao tuổi dễ mắc lúc giao mùa (13/2/2019)
- Chữa mất ngủ ở người cao tuổi không dùng thuốc (19/11/2018)
- Dinh dưỡng đúng cách cho người cao tuổi (21/9/2018)
- Nguyên nhân, triệu chứng viêm phổi ở người già (23/11/2017)
- Phòng bệnh mùa lạnh như thế nào? (5/11/2017)
- Phòng bệnh viêm phế quản mạn tính (24/10/2017)
- Những lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc ở người cao tuổi (13/10/2017)
- Ho, có đờm kéo dài: Không nên chủ quan (5/9/2017)
- Những bệnh người cao tuổi thường mắc (27/8/2017)
- Người cao tuổi mắc bệnh khớp nên tập luyện thế nào? (8/7/2017)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều