Giải pháp cân bằng tâm lý lúc nghỉ hưu
Cập nhật: 6/11/2014 | 7:45:01 AM
Nghỉ hưu là một bước ngoặt lớn trong cuộc sống của mỗi người. Những ngày bận rộn kết thúc, công việc mình vốn làm mỗi ngày được chuyển giao cho lớp trẻ hoặc người kế tục. Sự thay đổi dù đã được chuẩn bị tâm lý trước song vẫn gây hụt hẫng cho nhiều người, một số người thậm chí còn trở nên chán nản, ít nói, không muốn giao thiệp…
Theo một nghiên cứu của Mỹ, 85% người ở độ tuổi nghỉ hưu mắc phải bệnh tâm lý. Nó không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của họ, mà còn đẩy nhanh sự thoái hóa của chức năng não, kéo theo nhiều chứng bệnh khác về tâm thần. Vậy phải làm thế nào để tránh không rơi vào trạng thái tâm lý “màu xám” này?
1. Học tinh thần “con cáo và chùm nho”
Thứ cần thiết cho những người sắp nghỉ hưu có lẽ là tinh thần “chùm nho xanh”, hoặc nói cách khác, là tinh thần AQ. Tự giải thoát cho bản thân, gặp bất cứ chuyện gì cũng nên nhìn một cách khoáng đạt và đừng cố chấp. Sau khi nghỉ hưu, hãy loại bỏ hết những tâm lý bi quan và cảm xúc tiêu cực kiểu như “mình đã hết thời”, hãy củng cố niềm tin vững chắc rằng về hưu là sự khởi đầu của một quãng thời gian tuyệt vời, khi mà mình có thể làm việc cho mình, học tập và sống cho chính bản thân mình.
2. Sử dụng các “bảo bối“ trong giao tế
Các mối quan hệ xã hội tốt đẹp có thể mở rộng các lĩnh vực trong cuộc sống của những người lớn tuổi, loại bỏ sự cô đơn, tiếp thêm niềm say mê hứng khởi. Trong gia đình, hãy thiết lập mối quan hệ hài hòa với các thành viên khác và tạo ra một bầu không khí gia đình hòa thuận. Đối với bạn bè, quan tâm đến họ nhiều hơn một chút, sử dụng 2 “bảo bối” trong giao tế là “khoan dung và thấu hiểu“.
3. Tập trung cho sức khỏe
Sau khi nghỉ hưu, người cao tuổi nên chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của mình. Phải thiết lập lại một quy luật sinh hoạt mới, xây dựng cho mình một thời gian biểu khoa học: ngủ sớm dậy sớm, nghỉ ngơi đúng giờ, vận động phù hợp, sao cho thích ứng với nhịp sống mới. Phát huy các thói quen tốt trong ăn uống ngủ nghỉ, loại trừ những thói quen xấu vốn hình thành trong thời gian đi làm. Tập thể dục và vui chơi giải trí, xây dựng lối sống trong đó chú trọng đến sức khỏe là chính. Lưu ý rằng tập thể dục không chỉ để tăng cường thể chất, mà còn khắc phục các tâm lý “màu xám” một cách hiệu quả.
4. Tìm một công việc nhẹ nhàng, thoải mái
Với những người đã nghỉ hưu nhưng sức khỏe còn tốt, tinh lực dồi dào và có trình độ, kỹ năng vẫn có thể chủ động tìm kiếm cơ hội để làm nhiều công việc khác. Một mặt tiếp tục cống hiến cho xã hội, thể hiện giá trị của bản thân, mặt khác để nuôi dưỡng tinh thần, duy trì sức khỏe. Nên chọn công việc bán thời gian, và tất nhiên, đó phải là công việc nằm trong khả năng, không nên miễn cưỡng, ép mình làm quá sức chỉ vì cái tiếng.
1. Học tinh thần “con cáo và chùm nho”
Thứ cần thiết cho những người sắp nghỉ hưu có lẽ là tinh thần “chùm nho xanh”, hoặc nói cách khác, là tinh thần AQ. Tự giải thoát cho bản thân, gặp bất cứ chuyện gì cũng nên nhìn một cách khoáng đạt và đừng cố chấp. Sau khi nghỉ hưu, hãy loại bỏ hết những tâm lý bi quan và cảm xúc tiêu cực kiểu như “mình đã hết thời”, hãy củng cố niềm tin vững chắc rằng về hưu là sự khởi đầu của một quãng thời gian tuyệt vời, khi mà mình có thể làm việc cho mình, học tập và sống cho chính bản thân mình.
2. Sử dụng các “bảo bối“ trong giao tế
Các mối quan hệ xã hội tốt đẹp có thể mở rộng các lĩnh vực trong cuộc sống của những người lớn tuổi, loại bỏ sự cô đơn, tiếp thêm niềm say mê hứng khởi. Trong gia đình, hãy thiết lập mối quan hệ hài hòa với các thành viên khác và tạo ra một bầu không khí gia đình hòa thuận. Đối với bạn bè, quan tâm đến họ nhiều hơn một chút, sử dụng 2 “bảo bối” trong giao tế là “khoan dung và thấu hiểu“.
3. Tập trung cho sức khỏe
Sau khi nghỉ hưu, người cao tuổi nên chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của mình. Phải thiết lập lại một quy luật sinh hoạt mới, xây dựng cho mình một thời gian biểu khoa học: ngủ sớm dậy sớm, nghỉ ngơi đúng giờ, vận động phù hợp, sao cho thích ứng với nhịp sống mới. Phát huy các thói quen tốt trong ăn uống ngủ nghỉ, loại trừ những thói quen xấu vốn hình thành trong thời gian đi làm. Tập thể dục và vui chơi giải trí, xây dựng lối sống trong đó chú trọng đến sức khỏe là chính. Lưu ý rằng tập thể dục không chỉ để tăng cường thể chất, mà còn khắc phục các tâm lý “màu xám” một cách hiệu quả.
4. Tìm một công việc nhẹ nhàng, thoải mái
Với những người đã nghỉ hưu nhưng sức khỏe còn tốt, tinh lực dồi dào và có trình độ, kỹ năng vẫn có thể chủ động tìm kiếm cơ hội để làm nhiều công việc khác. Một mặt tiếp tục cống hiến cho xã hội, thể hiện giá trị của bản thân, mặt khác để nuôi dưỡng tinh thần, duy trì sức khỏe. Nên chọn công việc bán thời gian, và tất nhiên, đó phải là công việc nằm trong khả năng, không nên miễn cưỡng, ép mình làm quá sức chỉ vì cái tiếng.
(Nguồn: anninhthudo.vn)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- Phương pháp hạ sốt cho người cao tuổi (26/10/2014)
- Chứng đau nhức xương khớp ở người cao tuổi (3/10/2014)
- Đối phó với chứng lãng tai ở người cao tuổi (26/9/2014)
- Phương pháp giúp người lớn tuổi dễ ngủ hơn (24/9/2014)
- Những điều người cao tuổi nên tránh (1/8/2014)
- Người già và chứng đau lưng (26/7/2014)
- 5 hiểu biết quan trọng giúp người già sống thọ (24/7/2014)
- Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi (2/7/2014)
- 4 lời khuyên dùng thuốc an toàn cho người cao tuổi (25/6/2014)
- Hạn chế khô mắt ở người lớn tuổi (19/6/2014)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều