Bạch cầu trong máu giúp chúng ta chống lại bệnh tật như thế nào?
Cập nhật: 27/8/2019 | 9:57:18 AM
Cơ thể của chúng ta được tạo thành từ các tế bào. Các tế bào có kích thước, màu sắc khác nhau và kết hợp với nhau tạo thành các bộ phận như da, não, phổi,...
Khi bạn cảm thấy ốm là khi hệ miễn dịch của bạn đang chiến đấu để giúp bạn khỏe trở lại. (Ảnh: Dân trí) |
Có một số tế bào di chuyển khắp cơ thể để vận chuyển thức ăn và rác thải.
Một số tế bào khác có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, chúng là một phần của hệ miễn dịch. Dịch nhầy trong mũi hay ta thường gọi là nước mũi và những sợi lông tơ trong mũi và cổ họng là một phần trong hệ miễn dịch. Nước mũi giữ các vi trùng lại không cho chúng tiến sâu hơn vào bên trong cơ thể. Các sợi lông mũi và họng bị kích ứng, gây cho bạn cảm giác ngứa mũi ngứa họng, hắt hơi và ho để đẩy vi trùng ra ngoài.
Nhưng vi trùng vượt qua được lớp bảo vệ đầu tiên này và xâm nhập được vào máu, chúng sẽ đối mặt với một "đội quân" đặc biệt, đó là các tế bào của hệ miễn dịch có nhiệm vụ chống lại vi trùng.
Tế bào hồng cầu và tế bào bạch cầu
Hãy hình dung máu trong cơ thể như một bát xúp, gồm nhiều thành phần khác nhau. Các thành phần chính là tế bào hồng cầu và tế bào bạch cầu.
Hồng cầu làm cho máu có màu đỏ. Hồng cầu vận chuyển ô xi từ phổi đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Bạch cầu có nhiệm vụ như các chiến sĩ chiến đấu chống lại sự tấn công của vi trùng. Bạch cầu hoạt động rất nhanh, mạnh mẽ và rất thông minh. Chúng có xâm nhập vào các tế bào ở mũi hoặc họng để bắt giữ và thậm chí là nuốt chửng vi trùng.
Bạch cầu có tài nhận ra và chiến đấu với vi trùng, chúng khoác ra ngoài thân mình những mảnh vỡ của vi trùng để cho các bạch cầu khác nhìn thấy được những tế bào xấu và có hại trông như thế nào, nhờ đó các bạch cầu có thể ngăn chặn các tế bào xấu nếu các tế bào này quay trở lại.
Bạn có lần nào đi khám và bị tiêm không? Đó có thể là lần bạn đi tiêm vắc xin phòng bệnh. Vắc xin mang theo vi trùng đã bị làm yếu để cho vi trùng này không thể làm bạn mắc bệnh và ốm được, giống như một con hổ mà không có răng vậy. Vắc xin đi vào máu và giúp cho hệ miễn dịch học được cách nhận ra vi trùng nếu như sau này có vi trùng thật , nguy hiểm tấn công bạn.
Một số con vi khuẩn rất thông minh và biết cách thay đổi hình dạng bên ngoài để cho bạch cầu không thể nhận ra chúng. Đó là lí do bạn bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, đã khỏi rồi nhưng sau đó vẫn bị lại những lần khác.
Đôi khi bạch cầu sẽ ăn luôn vi khuẩn. Có lúc chúng lại bắn ra những quả bóng gọi là kháng thể và hướng vào các tế bào xấu. Những quả bóng này sẽ dính vào các tế bào xấu và làm cho tế bào xấu yếu đi, không cho tế bào xấu đi lan ra những nơi khác trong cơ thể bạn.
Làm thế nào để giúp cơ thể chống lại vi trùng?
Đánh nhau với các tế bào xấu có thể làm cơ thể bạn nóng lên tức là khi bạn bị sốt. Đó là vì bạch cầu hoạt động tốt hơn khi nhiệt độ cơ thể bạn cao hơn bình thường.
Trong quá trình chiến đấu đó, bạn có thể bị mẩn ngứa, đau, mỏi và thấy rất mệt. Điều quan trọng là khi đó bạn cần uống nhiều nước hoặc ăn canh, súp ấm và nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi giúp cho cơ thể bạn hồi phục sau khi các chiến sĩ bạch cầu trong cơ thể bạn chiến đấu.
(Nguồn: vtv.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Xử trí rối loạn chức năng tiêu hóa ở trẻ em (26/8/2019)
- Cách chữa trị một số bệnh viêm da thường gặp ở trẻ em (18/8/2019)
- Lưu ý rối loạn thân nhiệt ở trẻ sơ sinh (17/8/2019)
- Vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ (13/8/2019)
- Dấu hiệu để nhận ra bệnh tự kỷ ở trẻ (4/8/2019)
- Đau đầu ở trẻ, thận trọng với u tiểu não (23/7/2019)
- Chăm sóc da đúng cách để bé khỏe mạnh (22/7/2019)
- Nguyên nhân gây viêm phổi kéo dài ở trẻ dưới 5 tuổi (18/7/2019)
- Tập cho bé ăn dặm đúng cách (4/7/2019)
- Chuyên gia tư vấn cách tăng chiều cao hiệu quả cho trẻ (21/6/2019)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều