Những bệnh trẻ dễ mắc khi giao mùa

Cập nhật: 14/11/2016 | 8:17:04 AM

Viêm họng, phế quản, tiểu phế quản, phổi; hen suyễn, tay chân miệng, thủy đậu... là những bệnh trẻ dễ mắc mùa thu đông.

Cứ đến thời điểm giao mùa thu đông, số lượng bệnh nhi nhập viện lại tăng cao. Thống kê tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy, số trẻ đến khám bệnh tăng vọt từ tháng 9/2016. Trung bình mỗi ngày có 3.000 lượt khám, tăng 150% so với thời điểm trước. Trong đó, 50% trẻ mắc bệnh liên quan hô hấp, chủ yếu là viêm họng, phế quản, tiểu phế quản, phổi...

Hệ miễn dịch của trẻ non yếu, khó thích nghi với biến đổi của môi trường, nên dễ nhiễm bệnh khi giao mùa. Sau 6 tháng, lượng kháng thể miễn dịch nhận được từ sữa mẹ giảm đi nhanh chóng. Số lượng tế bào miễn dịch, kháng thể, dịch thể đều thấp hơn người lớn, khả năng hoạt động cũng kém, chưa đủ sức chống chọi với các tác nhân gây bệnh bên ngoài. 

Trong khi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, thì thời tiết giao mùa lại tạo điều kiện cho nhiều loại virus và vi khuẩn gây bệnh sinh sôi. Hệ hô hấp - cơ quan cửa ngõ tiếp xúc với không khí bên ngoài dễ bị chúng xâm nhập và tấn công. Trẻ có thể viêm đường hô hấp trên, viêm mũi họng, phế quản, tiểu phế quản, rồi tiến triển thành viêm phổi nếu không điều trị kịp thời.

Trẻ nhỏ có thể mắc 4-6 lần cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp trong năm. Đối với trẻ sức đề kháng kém, số lần mắc bệnh lên tới 8-12 lần, tập trung vào các thời điểm giao mùa. 

nhung-benh-tre-de-mac-khi-giao-mua

Trẻ nhỏ có thể mắc 4-6 lần cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp trong năm.

Các chuyên gia y tế khuyên phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên tiêm vắcxin phòng cúm cho trẻ trước thời điểm giao mùa. Đồng thời giữ vệ sinh cho trẻ, tắm rửa bằng nước ấm thường xuyên để loại trừ các tác nhân gây dị ứng hoặc nguồn bệnh khi cầm nắm đồ chơi bẩn.

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp trẻ tăng cường thể chất, sức đề kháng để đẩy lùi bệnh tật. Trong thời tiết giao mùa, mẹ nên cho bé ăn đủ chất; ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin C, kẽm, nhóm chất Betaglucan...

Betaglucan là một trong những hoạt chất giúp tăng cường miễn dịch hiệu quả cho trẻ nhỏ. Trong nhóm này, chất Beta (1.3/1.6)-D-Glucan có hoạt lực tăng cường miễn dịch mạnh nhất. Beta (1.3/1.6)-D-Glucan kích thích miễn dịch của cơ thể trẻ thông qua hệ miễn dịch đường ruột, tăng cường hoạt động của tế bào bạch cầu và kháng thể. Mẹ có thể dùng chế phẩm sinh học chứa chất này cho trẻ có sức đề kháng kém, trẻ hay ốm khoảng một tháng trước thời điểm giao mùa.

nhung-benh-tre-de-mac-khi-giao-mua-1

Sức đề kháng tốt giúp trẻ chống chọi với bệnh tật. 

Khi trẻ mắc cảm cúm, viêm đường hô hấp, cha mẹ không nên tự ý dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Lạm dụng kháng sinh, dùng sai hướng dẫn, tự ý đổi loại hoặc tăng liều sử dụng... có thể gây hại cho sức khỏe trẻ nhỏ. Ngoài ra, còn khiến vi khuẩn kháng thuốc, khó điều trị bệnh nhiễm trùng vào lần sau.

(Nguồn: vnexpress.net)

In bản tin