Dùng phấn rôm cho trẻ: An toàn hay nguy hại?
Cập nhật: 19/11/2016 | 10:42:02 AM
Đã từng có thông tin rằng có một người phụ nữ tại Mỹ bị ung thư do sử dụng phấn rôm trẻ em trong nhiều năm. Thông tin này làm dấy lên mối lo ngại của các bà mẹ về việc sử dụng phấn rôm cho trẻ. Một số bà mẹ lựa chọn sử dụng một nhãn hàng phấn rôm khác, một số lại vẫn sử dụng nhãn hiệu phấn rôm đó, nhưng thận trọng hơn.
Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định được mối liên quan giữa phấn rôm của trẻ và một số loại ung thư. Nhưng, rất nhiều bà mẹ vẫn lo ngại về việc sử dụng phấn rôm, cả cho trẻ nhỏ và cho người trưởng thành. Dưới đây là một số điều bạn cần biết về việc sử dụng phấn rôm trẻ em.
Phấn rôm trẻ em được làm từ những thành phần gì?
Phấn rôm trẻ em được làm từ bột talc (đọc là “tan”), một loại khoáng sản có chứa amiăng (amiăng là hợp chất được tạo thành từ silicon và oxy, cùng với một số chất khác, ví dụ như magie). Ngoài ra, còn có một số loại bột phấn rôm được làm từ bột bắp.
Chính thành phần bột talc này sẽ mang lại cảm giác mát trên da và giữ cho da khô ráo, sạch sẽ.
Tại sao lại phải dùng phấn rôm?
Phấn rôm thường được dùng để giữ cho da của trẻ được khô ráo, đặc biệt là tại vùng mông và vùng thường xuyên đóng tã/bỉm và giúp trẻ không bị hăm hay nổi mụn rôm. Một số bà mẹ dùng phấn rôm trẻ em thoa trên vùng da mặt, cổ của trẻ để trẻ trông xinh xắn hơn.
Bản thân nhiều phụ nữ cũng sử dụng phấn rôm trẻ em như một loại phấn trang điểm vì cho rằng như thế sẽ không gây hại cho làn da. Một số phụ nữ lại thường xuyên sử dụng phấn rôm cho vùng sinh dục của mình để giữ khô ráo, sạch sẽ tại vùng này.
Bột talc hay phấn rôm có gây ung thư hay không?
Đã có những báo cáo rằng những phụ nữ thường xuyên sử dụng phấn rôm tại vùng sinh dục có thể dẫn đến tình trạng ung thư hệ sinh dục. Cũng có một số báo cáo cho biết đã tìm thấy talc trong các khối u buồng trứng ở một vài phụ nữ thường xuyên sử dụng phấn rôm trẻ em tại vùng sinh dục. Và điều này làm nẩy sinh một câu hỏi: phấn rôm khi dùng lâu dài có gây ra ung thư hay không?
Một nghiên cứu của Tạp chí của Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ đã tìm thấy thêm mối liên quan giữa ung thư buồng trứng không xâm lấn và việc sử dụng bột talc. Trong nghiên cứu này, bột talc có thể sẽ di chuyển vào cơ thể, đến buồng trứng thông qua âm, đạo đặc biệt là nếu bạn sử dụng hàng ngày với mức độ rất nhiều.
Bột talc đã từng được xếp loại là một trong số tác nhân có thể gây ung thư ở người bởi Cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư (TIARC - The International Agency for Research on Cancer). Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ rằng, có 2 loại bột talc khác nhau - loại có amiăng và không có amiăng. Tại Mỹ, người ta đã ngưng sản xuất ra bột talc có chứa amiăng từ những năm 1970. Bột talc có chứa amiăng sẽ dễ gây ung thư hơn, cả thông qua việc hít thở hoặc thoa ngoài tại vùng sinh dục. Còn việc liệu bột talc không chứa amiăng có gây ung thư hay không thì vẫn chưa được các nhà khoa học khẳng định.
Trẻ nhỏ có thực sự cần sử dụng phấn rôm hay không?
Vùng đóng tã/bỉm của bé có thể được rửa sạch và làm khô mà không cần sử dụng phấn rôm. Nếu trẻ bị hăm tã, mẩn đỏ ở vùng này, bạn có thể sử dụng các loại thuốc mỡ hoặc kem có chứa các thành phần tự nhiên hoặc thảo mộc để điều trị tình trạng này.
Bạn cũng có thể tránh được tình trạng hăm tã ở trẻ bằng cách thay tã/bỉm cho trẻ thường xuyên để giúp không khí được lưu thông và loại bỏ các chất thải như nước tiểu, phân càng sớm càng tốt. Đồng thời, mỗi ngày bạn hãy để cho bé vài giờ không dùng bỉm để vùng kín của trẻ được khô thoáng.
Sử dụng phấn rôm để dự phòng phát ban do nhiệt có an toàn không?
Mặc dù một số bác sỹ tin rằng, bột talc trong phấn rôm có thể dự phòng tình trạng phát ban do nhiệt, nhưng một số bác sỹ khác lại cho rằng loại bột này có thể làm bít tắc lỗ chân lông. Trẻ có thể vẫn sẽ bị mẩn đỏ sau khi sử dụng phấn rôm. Do vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ nếu bạn nhận thấy có bất cứ dấu hiệu mẩn đỏ nào.
Và đừng lạm dụng phấn rôm cho trẻ. Hãy chỉ sử dụng phấn rôm với một lượng vừa phải và thoa thật đều, thật mỏng lên vùng da của trẻ, tránh tạo thành những vùng đọng nhiều phấn rôm quá. Chính những vệt dày phấn rôm này sẽ làm gia tăng việc nổi mẩn, rôm sảy của trẻ.
Sử dụng bột phấn rôm cho trẻ em như thế nào là an toàn?
Bột phấn rôm có chứa các phân tử rất nhỏ, nếu hít phải, những phân tử này có thể đi vào phổi và gây ra các vấn đề về thở. Do vậy, bạn phải đảm bảo rằng bạn không làm bột phát tán rộng trước khi thoa lên da (ví dụ như vỗ làm bột bay khắp nơi). Thay vào đó, hãy thoa bột lên tay bạn trước, và đứng cách xa trẻ, sau đó mới thoa bột từ tay lên da của trẻ.
Hãy đảm bảo rằng bạn không rắc bột trực tiếp lên da của trẻ. Một vài phân tử bột có thể sẽ không gây hại cho trẻ, nhưng hít vào một lượng lớn bột talc chắc chắn sẽ làm tắc nghẽn các túi khí trong phổi, khiến trẻ bị khó thở.
Trong những trường hợp hiếm gặp, hít phải bột talc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Ví dụ của trường hợp hiếm gặp này là trẻ bị tử vong trong bột talc sau khi vui đùa trong một thùng chứa toàn bột talc. Nếu trẻ rơi vào tình huống này, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
Luôn luôn giữ hộp phấn rôm xa tầm với của trẻ.
Không sử dụng bột phấn rôm với mục đích làm sáng da cho trẻ.
Không dùng các loại bông trang điểm để thoa bột cho trẻ. Việc này sẽ làm phát tán các hạt phấn và chắc chắn bé sẽ ít phải phần lớn các hạt này.
Phấn rôm làm từ bột ngô cũng có thể gây ra vấn đề tương tự về hít thở ở trẻ. Ngoài ra, các phân tử bột ngô còn có kích thước lớn hơn các phân tử bột talc, do vậy, hãy đảm bảo rằng bạn không tạo ra một luồng bột trong không khí.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)