Ngủ tốt cho trí nhớ của trẻ nhỏ đến mức nào?

Cập nhật: 31/7/2017 | 2:15:27 PM

Trẻ 3 tháng tuổi sẽ có khả năng nhớ lại tốt hơn khi có một giấc ngủ ngắn sau khi học được 1 thứ mới. Thử nghiệm nhỏ này cũng cho thấy ngủ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ những ký ức đầu đời.

Trong nghiên cứu trước đã cho thấy mối liên quan giữa giấc ngủ ngắn với khả năng ghi nhớ tốt hơn ở trẻ 6 tháng tuổi. Còn nghiên cứu hiện tại cho thấy những tác động của giấc ngủ ngắn 1,5-2 tiếng với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.

Thử nghiệm về trí nhớ được các nhà khoa học thực hiện bằng cách quan sát quá trình trẻ tiếp nhận những gương mặt mà chúng có thể ghi nhớ.

Các nhà nghiên cứu cho các trẻ nhỏ xem 1-2 nhân vật hoạt hình, sau đó họ cho 1 số trẻ ngủ một giấc ngắn, một số khác thì không. Sau đó họ cho cả 2 nhóm trẻ xem lại các gương mặt hoạt hình để và một số gương mặt hoạt hình mới để xem gương mặt nào thu hút sự chú ý của trẻ lâu hơn.

Hơn nửa số trẻ có giấc ngủ ngắn đã quay mặt chăm chú nhìn gương mặt hoạt hình không quen, điều này cho thấy trẻ nhớ những gì chúng đã xem trước ngủ.

Còn những trẻ không có giấc ngủ ngắn, chúng sẽ chọn ngẫu nhiên gương mặt hoạt hình chúng thấy, điều này cho thấy trẻ đã quên mất những gì chúng được nhìn thấy trước đó nên thấy cả 2 gương mặt hoạt hình đều mới và thú vị.

“Trẻ 3 tháng tuổi chỉ có thể nhớ gương mặt mới nếu trẻ được ngủ ngay sau khi nhìn thấy gương mặt này”, trưởng nhóm nghiên cứu, TS. Klara Horvath, người thực hiện nghiên cứu ở ĐH Oxford (Anh) cho biết.

“Dường như giấc ngủ ngắn rất cần thiết cho việc củng cố ký ức nếu không trẻ sẽ quên mất thứ chúng vừa học được”, Horvath, hiện là nhà nghiên cứu nhi khoa của ĐH Semmelweis (Budapest) cho biết.

Cũng trong nghiên cứu này, các nhà khoa học cũng đã quan sát sóng não trong lúc ngủ qua các test điện não đồ để xem nó tác động đến việc củng cố trí nhớ như thế nào. Kết quả cho thấy những trẻ có giấc ngủ ngủ ngắn và có nhiều song não xuất hiện sẽ ghi nhớ gương mặt nhanh hơn. Điều này gợi ý rằng sự nghỉ ngơi ngắn có thể ảnh hưởng đến tốc độ não bộ xử lý thông tin.

Nghiên cứu đăng tải trên Developmental Science.

(Nguồn: dantri.com.vn)

In bản tin