10 gợi ý giảm nguy cơ dị ứng cho bé

Cập nhật: 9/7/2012 | 8:19:53 PM

Dị ứng có thể xảy ra khi bé ăn, hít hoặc tiếp xúc với thứ gây dị ứng.

Cơ thể nhận nhầm đó là thứ nguy hiểm nên hệ miễn dịch của bé tự động phản ứng để bảo vệ cơ thể. Khi ấy, cơ thể bé có thể xuất hiện những triệu chứng như ngứa mắt, chảy nước mũi, phát ban, tiêu chảy hoặc nặng hơn là sưng họng, sưng môi, khó thở. Trường hợp nghiêm trọng, dị ứng có thể gây ra shock phản vệ, khiến bé bị ngưng thở.

Nguyên nhân gây dị ứng

Ngoài dị ứng với lông động vật, bụi bẩn, nấm mốc... khoảng 7% bé bị dị ứng thực phẩm. Đây là những nguyên nhân chính:

- Sữa bò: 2,5%.

- Trứng: 1,3%.

- Lạc (đậu phộng): 0,8%.

- Lúa mỳ: 0,4%.

- Đậu nành: 0,4%.

- Các loại hạt (hạt điều, hạnh nhân...): 0,2%.

- Cá: 0,1%.

- Tôm, cua, sò, hến: 0,1%.

10 gợi ý giảm nguy cơ dị ứng

1. Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

2. Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ.

3. Tránh ăn lạc khi mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ và 3 năm đầu đời của bé.

4. Cho bé đi khám ngay nếu bé xuất hiện phát ban, sưng mắt, khò khè hoặc khó thở.

5. Nếu gia đình bạn có tiền sử dị ứng với một số loại thức ăn, nên đưa bé tư vấn bác sĩ về các loại thức ăn ấy.

6. Bé mới ăn dặm chỉ nên ăn một món mới một lúc.

7. Không tự ý tránh đồ ăn mà bạn nghi là gây dị ứng cho con mà chưa có lời khuyên từ bác sĩ. Một chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng là rất quan trọng với bé.

8. Đọc kỹ nhãn thực phẩm để tìm xem có thứ gì làm bé bị dị ứng không.

9. Nếu bạn nghi ngờ bụi, lông động vật trong nhà là nguyên nhân gây dị ứng cho bé thì nên xem xét tới việc vệ sinh nhà cửa, tránh dùng thảm trong nhà và chuyển sang các chất liệu ga, gối chống dị ứng.

10. Sử dụng bột giặt phi sinh học (non-bio washing powder).


(Nguồn: mevabe.vn)

In bản tin