Giúp bé ăn ngon miệng bằng những mẹo hay
Cập nhật: 7/11/2011 | 1:13:31 PM
Cứ đến mỗi bữa ăn, nhiều gia đình vô cùng vất vả bởi trẻ làm biếng, lười nhai hoặc không thích một vài món ăn nào đó. Lúc này, đủ mọi “chiêu” phải đem ra để dụ dỗ trẻ sao cho bé “hoàn thành nhiệm vụ” là cả nhà thở phào nhẹ nhõm
Nhưng cách làm này không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng, hãy tham khảo những cách sau đây của chúng tôi và cố gắng áp dụng hiệu quả những phương cách tạo thói quen tốt cho trẻ nhé.
1. Xây dựng thói quen ăn uống đều đặn
Hầu hết các chuyên gia cho rằng những bữa ăn thường xuyên với lịch trình những bữa ăn nhẹ nhàng sẽ giúp trẻ em nhận biết rằng sẽ phải ăn trong vài giờ tới và trẻ sẽ không bị đói. Do đó, hãy hạn chế uống nước ngọt và bánh ngọt cho trẻ ngay giữa hoặc trước bữa ăn của trẻ. Điều này sẽ tăng sự ngon miệng và giúp trẻ thêm đói để có động lực ăn cơm đúng giờ.
2. Tích cực giới thiệu những thực phẩm mới
Với một đứa trẻ, bạn có thể mất ít nhất từ 8-15 cuộc thử nghiệm để giúp trẻ nhận biết rõ về một thực phẩm nào đó. Tuy nhiên, hãy kiên nhẫn bạn sẽ thành công.
Để giúp trẻ nhận biết thực phẩm nhanh hơn, bạn đừng chế biến quá nhiều thực phẩm trong 1 bữa ăn. Tốt nhất bạn chỉ nên cung cấp một phần cơm nhỏ cùng với 1,2 món ăn ưa thích cho trẻ. Bạn đừng quá tham lam đưa nhiều thực phẩm vào bát cơm của trẻ, nếu không trẻ sẽ sợ mà bỏ bữa luôn.
3. Nêu gương tốt về việc ăn uống lành mạnh và cân bằng
Để giúp trẻ dần không “kén cá chọn canh” trong việc lựa chọn, chính bạn phải nêu gương tốt về việc ăn uống lành mạnh và cân bằng nhé. Do đó, bạn hãy kiểm soát các đồ ăn vặt ở trong nhà như những thực phẩm giàu chất béo, cookies, bánh và nước ngọt. Theo đó, cùng với thời gian, trẻ sẽ học được cách làm và cách ăn uống khoa học theo bạn.
4. Không cho trẻ ăn thêm phần ăn của người lớn
Một đứa trẻ thường chỉ ăn khoảng ¼ phần ăn của người lớn cho nên bạn tuyệt đối đừng cố nhồi nhét trẻ ăn thêm phần ăn nhé. Hãy chú trọng lượng thực phẩm bạn cho trẻ ăn trong một ngày. Không nên quá nhiều nhưng cũng không nên quá ít.
5. Không đe dọa hoặc trừng phạt trẻ khi không ăn
Mặc dù khi trẻ từ chối không chịu ăn những thực phẩm bạn đưa ra và điều này khiến bạn buồn bã nhưng cũng không nên đe dọa hoặc trừng phạt trẻ khi không ăn. Bên cạnh đó hãy tìm cách để trẻ tiếp nhận thực phẩm một cách thoải mái hơn.
6. Tìm cách dụ dỗ trẻ ăn bằng những món ăn nhẹ
Cung cấp nhiều loại thức ăn tại bữa ăn và có thể thỏa thuận cho phép trẻ ăn snack nếu như trẻ chịu măm một thực phẩm nào đấy. Trái cây, súp, táo, bánh quy giòn, bơ đậu phộng và sữa chua …là tất cả các ví dụ tốt về món ăn nhẹ bạn có thể chọn lựa cho trẻ trong sự thỏa thuận này.
Nếu trẻ đồng ý với những lựa chọn này, bạn đừng quá băn khoăn nhé. Miễn là trẻ khỏe mạnh và chịu ăn nhiều thực phẩm khác nhau, bởi trong thời gian ấy, bạn sẽ tận dụng để chuyển sang nhiều loại thực phẩm khác.
7. Nấu ăn trước để dự trữ lúc trẻ đang đói
Bạn nên tránh những đồ ăn nhanh bằng cách chăm chỉ nấu ăn hàng ngày với những món ăn khác nhau. Nếu con bạn không thích những gì bạn đã chuẩn bị cho bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ, bạn cũng không nên quá buồn hoặc lo lắng. Hãy cứ chuẩn bị và mang ra cho trẻ ăn khi trẻ đang đói. Vì khi đang đói trẻ sẽ không có nhiều sự lựa chọn và sẽ ăn tất cả những gì bạn bày ra trước mắt trẻ đấy.
8. Tạo thích thú ăn cho trẻ từ thực phẩm
Bạn có thể tạo sự thích thú cho trẻ để trẻ có hứng khởi khi ăn hơn bằng cách cắt bánh mì thành nhiều hình dạng ngộ nghĩnh khác nhau. Hoặc khi ăn bữa sáng, tối, bạn có thể tỉa cắt thực phẩm bằng nhiều hình thù đáng yêu. Điều này giúp trẻ có cảm giác thích thú xung quanh giờ ăn cơm và giảm thiểu căng thẳng khi ăn.
9. Cầu cứu thêm sự giúp đỡ cho trẻ măm ngon miệng
Ngoài thức ăn bạn đã chuẩn bị, bạn có thể nhờ thêm một sự trợ giúp nữa khiến trẻ ăn ngon hơn và không kén chọn thức ăn. Ví như, thêm một đứa trẻ nữa khi ăn cùng trẻ sẽ giúp trẻ ăn nhanh hơn, hứng khởi ăn nhiều thực phẩm hơn nữa.
10. Bổ sung thực phẩm lén lút cho trẻ
Nếu không thể đường hoàng bổ sung thực phẩm cho trẻ thì bạn hãy lén lút thêm rau, nước sốt cà chua hoặc súp, trái cây tươi, smoothies, khoai lang, bí ngô, cá …. vào những món ăn bạn đang chế biến khi trẻ không để ý nhé.
Mặc dù bạn đang lừa gạt trẻ nhưng đây là cách khá dễ dàng để trẻ có thể nhận được nhiều thực phẩm lành mạnh. Nó hơn việc bạn phải chấp nhận cho trẻ ăn sneak chỉ đổi lại trẻ sẽ tiêu thụ 1 thực phẩm/ 1 lần.
Lưu ý:
Nếu trẻ có thói quen quá “kén cá chọn canh” kén chọn thực phẩm trong việc ăn uống mà mọi nỗ lực của bạn vẫn không làm thay đổi được thói quen này ở trẻ trong thời gian dài thì rất đáng lo ngại. Bởi vì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ hiện tại và sau này.
Do đó, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa để được giới thiệu đến một chuyên viên dinh dưỡng cho con bạn. Lúc này bạn hãy đăng ký thăm khám và trị liệu cho con bạn nếu cần thiết.
(Nguồn: nhipcausuckhoe.com.vn)