Chăm sóc trẻ bị sốt và những lưu ý
Cập nhật: 1/11/2011 | 9:10:54 PM
Trẻ sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số nguyên nhân cơ bản: sốt mọc răng, sốt do tiêm chủng, do mặc quá nhiều quần áo, do cảm nắng hay các chứng cảm thông thường....
Trước hết, các bà mẹ nên hiểu sốt là phản ứng tự vệ của cơ thể, chống lại các tác nhân gây nhiễm, sốt là một dấu hiệu tốt chứng tỏ cơ thể có khả năng tự vệ. Cha mẹ không nên quá lo lắng, điều cần làm lúc này là hãy cặp nhiệt độ cho trẻ, Bình thường thân nhiệt ở trẻ dao động từ 36,8 độ C đến 37,3 độ C. Nhiệt độ buổi chiều thường tăng hơn buổi sáng khoảng nửa độ. Gọi là sốt khi trẻ có nhiệt độ trên 38 độ C (đo nhiệt độ hậu môn hoặc ở tai là chính xác , ở nách thì cộng thêm 0,5 độ nữa) .
Sốt cao có thể từ 39 đến 40 độ C. Trên 40,5 độ thì xem như một cấp cứu đối với trẻ vì dễ đưa đến co giật. Tuy nhiên ở nhiều trẻ có tiền căn co giật thì ngưỡng sốt gây co giật có thể thấp hơn , có thể chỉ cần sốt dưới 38 độ C là có nguy cơ gây co giật.
Làm gì khi bé sốt:
- Khi trẻ sốt phải cởi quần áo bé ra, lau bằng nước ấm, nhất là vị trí ở nách, bẹn, đầu. Lau nước khoảng 5- 15 phút và mặc quần áo thoáng nhẹ bằng cotton cho bé. Sau nửa giờ cặp nhiệt lại, nếu nhiệt độ chưa xuống thì nên cho bé uống hạ sốt hoặc nhét thuốc ở hậu môn cho bé.
- Không nên ủ ấm bé và cũng không nên chườm lạnh khi bé đang sốt. Khi gặp lạnh mạch sẽ bị co lại, khó thoát nhiệt hơn.
- Không dùng rượu hay chanh để chà sát, lau cho bé, dễ gây ngộ độc và dễ tổn thương da.
- Không tự ý dùng thuốc kháng sinh.
- Khi sốt cao, tạm ngưng ăn, đề phòng bé sốt cao có thể gây co giật.
- Cho bé uống nước nhiều vì sốt thường mất nhiều nước qua mồ hôi và hô hấp, nêu uống nước ít sốt sẽ khó hạ.
- Khi đã qua cơn sốt cho bé ăn nhẹ, thức ăn dễ tiêu, và tăng lên từ từ.
- Trẻ còn bú mẹ thì vẫn cho bú theo nhu cầu.
- Theo dõi các dấu hiệu đi kèm sốt là việc quan trọng, vì sẽ tìm ra nguyên nhân gây sốt và lưu ý những dấu hiệu nặng của trẻ để kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện.
Cho trẻ ăn như thế nào khi bị sốt?
Trẻ nhỏ hơn 6 tháng:
- Bú mẹ nhiều lần, cho trẻ bú bất cứ lúc nào trẻ muốn. Mẹ phải uống thêm sữa và nước để đủ sữa cho trẻ vì trẻ sốt bị mất nước nên rất cần nước.
- Nếu trẻ bú bình: lượng sữa trong một ngày là 150ml cho mỗi cân nặng cơ thể, chia làm 8-10 lần. Cho trẻ uống nước “đã khát” mới cho bú bình vì nếu không bù đủ số nước bị mất do sốt thì trẻ sẽ bỏ bú sữa. Có thể làm mát sữa cho trẻ “háu bú”.
Trẻ từ 6 đến 24 tháng:
- Bú sữa đang dùng: là sữa mẹ hoặc sữa bình trẻ đang dùng và pha như bình thường.
- Bột hoặc cháo có đủ chất dinh dưỡng như bình thường nhưng ăn nhiều cữ trong ngày (4-5 cữ) nhưng mỗi lần ăn ít một (1/3-1/2 chén).
- Không nên cho trẻ ăn trứng gà, vì trứng gà gồm có anbumin và ovoglobumin, là protein hoàn toàn, được cơ thể hấp thu 99,7%, sau khi ăn vào sẽ tạo ra nhiệt lượng “siêu hạng”. Những người bị sốt (nhất là trẻ em) ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên, không tán phát ra ngoài được giống như “lửa đổ thêm dầu, bệnh sốt càng thêm trầm trọng.
- Cho trẻ uống thêm nước trái cây mát sau khi bú và sau khi ăn bột hoặc cháo. Uống nhiều nước và pha thêm chút muối, ăn nhiều rau quả tươi, hạn chế ăn những thứ có nhiều protein.
Trẻ từ 24 đến 60 tháng:
- Ăn cơm như bình thường, nhiều lần, ít một.
- Bữa ăn nên có thêm canh chua hoặc những loại canh mà trẻ dễ ăn như canh khoai mỡ, canh rau ngót, canh nấu thịt, cua mồng tơi....giúp trẻ ngon miệng, dễ ăn.
- Ăn thêm một cữ tối nếu trẻ thèm ăn và thức khuya do sốt.
- Cho trẻ ăn những món mà trẻ thích.
- Uống thêm nước, sữa, yaourt, nước trái cây mát.
Lưu ý:
- “Làm mát” thức uống của trẻ bằng cách cho thức uống vào tủ lạnh hoặc ướp đá bên ngoài, không được cho đá vào thức uống của trẻ vì tránh nhiễm trùng do đá gây ra.
- Khi sốt, trẻ rất khát nên nước mát và thức ăn lỏng, mềm dễ hấp dẫn trẻ, giúp trẻ ăn nhiều hơn và dễ hấp thu hơn.
- Khi sốt trẻ cần nhiều nước và vitamin nên trẻ cần uống thêm nước trái cây.
- Không nên ép trẻ ăn quá nhiều mà chỉ theo hình thức khuyến khích. Thực tế, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng khi bị sốt phải tích cực ăn uống để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nhưng đây là sai lầm vì hầu hết mọi người đều không cảm thấy đói khi bị sốt. Do đó, bạn chỉ cần cung cấp cho hệ tiêu hóa một phần thực phẩm nhỏ bé so với ngày thường khi bị sốt.
(Nguồn: dinhduong.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Sau sinh chăm sóc răng miệng thế nào? (1/11/2011)
- Viêm phổi ở trẻ sơ sinh (1/11/2011)
- Mẹ ăn uống tốt, con khó bị dị tật bẩm sinh (22/10/2011)
- Phát hiện sớm điếc ở trẻ em (17/9/2011)
- Thực đơn trí tuệ cho năm học mới thành công (6/9/2011)
- Cha mẹ sai lầm, con dễ viêm phổi! (31/8/2011)
- Món ăn, nước uống cho trẻ bị đái dầm (31/8/2011)
- Đánh giá mới nhất về các tác dụng phụ của vắc-xin (31/8/2011)
- Cây cỏ trị rôm sảy (14/7/2011)
- Trẻ 7 - 9 tuổi rất dễ vẹo cột sống (14/7/2011)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều