Những loại thuốc không được dùng cho trẻ nhỏ
Cập nhật: 8/9/2022 | 4:00:06 PM
Hiện nay, nhiều phụ huynh đã cẩn trọng hơn trong việc dùng thuốc cho trẻ. Tuy nhiên vẫn còn không ít ca bệnh nhi phải đi cấp cứu do ngộ độc thuốc.
Vì sao phải thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ?
Khi sử dụng thuốc ở bất kỳ lứa tuổi nào nếu không đúng sẽ gây ra nhiều bất lợi cho sức khỏe. Lạm dụng thuốc hoặc dùng thuốc không đủ liều, đặc biệt là đối với các thuốc kháng sinh, kháng nấm, kháng virus… sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc.
Với trẻ em, do các chức năng của các cơ quan chưa hoàn chỉnh, nếu sử dụng thuốc bừa bãi sẽ nguy hiểm hơn ở người lớn rất nhiều.
Ở giai đoạn sơ sinh và trẻ nhỏ, các chức năng của trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh, do đó ảnh hưởng nhiều tới việc dùng thuốc.
Cơ thể người trưởng thành có khoảng 60-70% là nước nhưng ở trẻ em nước chiếm tới 80%. Do nhiều nước và cơ bắp của trẻ chưa phát triển, nên việc sử dụng thuốc khác hoàn toàn ở người lớn. Ví dụ các thuốc tan trong nước có thể tích phân bố rất rộng, bởi vậy, rất nhiều thuốc ở trẻ em phải dùng liều cao hơn người lớn. Cũng do cơ bắp chưa phát triển, nên trẻ sơ sinh nếu phải dùng thuốc dạng tiêm, chỉ được tiêm tĩnh mạch mà không tiêm bắp.
Tủ thuốc phải để xa tầm với của trẻ.
Da của trẻ em cũng mỏng manh, hàng rào biểu mô chưa trưởng thành, khả năng hấp thu thuốc qua da rất lớn, đặc biệt ở vùng bẹn, đùi hoặc da mặt. Do đó khi sử dụng thuốc bôi ngoài da, trẻ dễ bị kích ứng. Thậm chí nếu bôi thuốc ngoài da trên diện rộng còn có thể tác dụng toàn thân gây độc. Trường hợp bôi thuốc mà băng kín lại (như bôi thuốc chữa hăm có chứa corticoid xong mặc bỉm cho trẻ) sẽ làm tăng hấp thu thuốc, nguy cơ tác dụng phụ toàn thân là rất lớn.
Các cơ quan chuyển hóa và thải trừ thuốc như gan và thận của trẻ cũng chưa phát triển hoàn chỉnh, nên việc chuyển hóa và thải trừ thuốc kém hơn người lớn. Do vậy nguy cơ thuốc bị tích lũy trong cơ thể dẫn đến gây ngộ độc thuốc cũng cao hơn.
Khả năng hấp thu ở đường tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng bởi sự bài tiết acid dạ dày, sự hình thành muối mật, thời gian rỗng dạ dày, chiều dài ruột và bề mặt hấp thụ hiệu quả cũng như chuyển động ruột, hệ vi sinh vật đường ruột… Tất cả các yếu tố này đều có thể ảnh hưởng đến khả năng tăng hoặc giảm hấp thu thuốc trên đường tiêu hóa của trẻ.
Một số thuốc không dùng cho trẻ
Kháng sinh:
- Nhóm aminoglycosid (streptomycin, neomycin, kanamycin, amikacin, gentamycin, tobramycin) là nhóm kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng nghiêm trọng. Thuốc có cơ chế tiêu diệt vi khuẩn bằng cách ngăn chặn quá trình sản xuất protein cần thiết cho sự sống của vi khuẩn.
Tuy nhiên thuốc có tác dụng phụ gây độc lên thận và thính giác. Tác dụng phụ trên thính giác gây điếc vĩnh viễn, hậu quả là nếu trẻ sơ sinh sử dụng thuốc có thể dẫn đến câm do điếc. Vì thế, thuốc không được sử dụng cho trẻ sơ sinh.
Dùng thuốc cho trẻ phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.
- Nhóm phenicol (thiamphenicol, cloramphenicol) là kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng, trên rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Nhưng thuốc có độc tính nghiêm trọng gây ức chế tủy xương, ảnh hưởng quá trình tạo máu dẫn đến thiếu máu; gây viêm thần kinh thị giác và nguy hiểm hơn là hội chứng xám gây tím tái, trụy mạch… Do vậy thuốc hiện nay chỉ sử dụng khi không có lựa chọn khác và tuyệt đối không dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng.
- Nhóm lincosamid (lincomycin, clindamycin) có tác dụng tốt trên một số chủng vi khuẩn kỵ khí. Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là gây tiêu chảy, viêm đại tràng giả mạc có thể tử vong, viêm gan, giảm bạch cầu đa nhân trung tính. Thuốc không được dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
- Nhóm tetracyclin (doxycyclin, minocyclin, tetracyclin) là kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng và thực tế lâm sàng thì nhóm này thường bị sử dụng bừa bãi nhất. Hậu quả là rất dễ gây kháng thuốc. Đối với trẻ em, thuốc gây biến màu răng vĩnh viễn, loạn sản men răng, ức chế sự phát triển của xương. Do vậy trẻ em dưới 8 tuổi không được dùng thuốc này.
- Nhóm quinolon (ciprofloxacin, ofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin...) có tác dụng phụ tác động lên sự phát triển sụn tiếp hợp, hậu quả dẫn đến trẻ bị lùn. Hơn nữa, thuốc còn gây viêm đứt gân, đứt gân achilles, do đó không được dùng cho trẻ dưới 16 tuổi.
- Nhóm sulfamid (sulfaguanidin, sulfadiazin, sulfasalazin, sulfamethoxazol) có tác dụng phụ gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy, rối loạn hệ thống tạo máu, dị ứng, nguy cơ gây sỏi. Ngoài ra còn gây tiểu đường ở trẻ. Vì thế không được dùng nhóm này cho trẻ sơ sinh.
Giảm đau, hạ sốt:
- Các loại thuốc á phiện như morphine và dẫn xuất (ví dụ như paracetamol phối hợp codein) dễ gây ức chế hô hấp vì vậy không được dùng cho trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.
- Các thuốc giảm đau hạ sốt không steroid nếu dùng cho trẻ phải có sự hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi chặt chẽ.
- Aspirin gây hội chứng Reye - một biến chứng nguy hiểm có thể tử vong, nên không được dùng cho trẻ.
Thuốc rối loạn tâm thần:
Thuốc phenothiazine gây các dấu hiệu thần kinh ngoại tháp, không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.
Thuốc nhỏ mũi:
Một số thuốc nhỏ mũi co mạch tại chỗ (xylometazolin, oxymetazolin, naphazolin hay kết hợp oxymetazolin với dexamethason)… khi sử dụng không đúng có thể gây hiệu ứng ngược, gây hại cho trẻ, vì thế không sử dụng khi chưa có chỉ định.
Một số thuốc khác
Corticoid uống hoặc ngoài da gây ảnh hưởng chiều cao của trẻ phải có chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ. Tinh dầu (chàm) có thể gây co thắt đường thở, không thoa cho trẻ dưới 2 tuổi, không thoa ở vị trí gần mũi…
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Những bệnh nguy hiểm trẻ thường gặp trong ngày nắng nóng, cha mẹ cần lưu ý (23/6/2022)
- Bù nước và điện giải cho trẻ bị tiêu chảy những điều cha mẹ không nên bỏ qua (14/5/2022)
- Trẻ tiêm vaccine Covid-19 có cần kiêng tắm không? (25/4/2022)
- Trẻ từng mắc COVID-19 khi nào cần được khám lại? (12/4/2022)
- Những sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà khiến bệnh thêm nặng (3/3/2022)
- 4 bước quan trọng bác sĩ khuyên làm khi trẻ mắc Covid-19 (17/1/2022)
- Omicron có nguy hiểm với trẻ em không? (22/12/2021)
- Vì sao tỷ lệ trẻ em mắc COVID-19 thấp? (11/10/2021)
- Nguy cơ trẻ mắc bệnh truyền nhiễm khi giao mùa (4/10/2021)
- Trẻ em mắc Covid-19 đối mặt với nguy cơ nào? (16/8/2021)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều