Tác dụng của hương muỗi trong phòng chống sốt xuất huyết
Đặc điểm của hương muỗi
Hương muỗi là một vật liệu được sản xuất bằng chất diệt côn trùng xông hơi khá phổ biến vì dễ sử dụng, có hiệu lực tốt và không đắt tiền. Mỗi khi được đốt lửa, hương muỗi có khả năng cháy âm ỉ trong vòng từ 6 - 8 giờ nếu là loại hương vòng và có thể nhả ra khói đều đặn chất diệt muỗi vào không khí. Lúc đầu, hương muỗi được sản xuất bằng bột pyrethrum trộn với một số chất dễ cháy như mùn cưa và chất kết dính như tinh bột. Bột pyrethrum được lấy từ cây hoa cúc dại (Chrysanthemum cinerariaefolium) có tác dụng độc hại đối với côn trùng. Hoạt chất pyrethrum có thể chiết xuất từ lá khô và rễ cây bằng một dung môi, chất này thường có tác dụng gây chết tức thì đối với côn trùng đang bay dưới dạng phun. Hoa cúc khô nghiền nát thành bột mịn hay hoạt chất được chiết xuất từ hoa cũng thường được dùng để sản xuất hương que hoặc hương vòng. Tuy vậy trong thực tế do nguồn cung cấp nguyên liệu không được ổn định và chắc chắn nên sự xuất hiện của các loại hóa chất thuộc nhóm pyrethroid tổng hợp có hiệu lực tốt hơn chi phí thấp nên việc sử dụng hoạt chất pyrethrin giảm dần.
Với sự phát triển của khoa học, một số hóa chất thuộc nhóm pyrethroid tổng hợp, đặc biệt là những chất gây cho muỗi bị chết nhanh chóng như allethrin đã được sử dụng để làm hương muỗi. Những chất này có hiệu lực cao hơn và dễ kiếm hơn loại hóa chất pyrethrin. Hóa chất DDT (dichloro-diphenyl-trichlorethane) thuộc nhóm chlor hữu cơ cũng được sử dụng như một thành phần trong một số loại hương muỗi sản xuất tại Trung Quốc nhưng không có hiệu lực tốt. Với mục đích làm cho khói tỏa ra từ hương muỗi dễ chịu, đôi khi các nhà sản xuất đã cho thêm hương liệu vào trong hương. Hương muỗi có thể giữ được 3 năm để sử dụng nhưng với điều kiện được gói kín kỹ bằng giấy hoặc nilon, đặt ở trong hộp, tránh ánh nắng mặt trời và độ ẩm cao.
Cách sử dụng hương muỗi
Nếu sử dụng hương vòng thì vòng hương muỗi được đặt trên một cái giá và đốt hương cháy ở đầu tự do ở ngoài cùng; các nhà sản xuất thường có kèm theo sẵn một cái giá cắm hương bằng kim loại trong hộp đựng hương. Cái giá có tác dụng giữ cho hương không tiếp xúc dính với nhau hoặc rơi vì có thể làm tắt hương hoặc gây cháy cho những vật chung quanh. Nếu dùng hương ở trong nhà, cần đặt giá hương lên trên một nền bằng vật liệu không cháy như một cái đĩa và đặt ở vị trí càng thấp càng tốt ngay tại nơi có người cần được bảo vệ không cho muỗi đốt máu để truyền bệnh.
Một điều cần chú ý là cần đốt hương muỗi ngay trước khi muỗi bắt đầu hoạt động đốt máu. Thực tế, một vòng hương thường đủ sử dụng cho một phòng ngủ bình thường khoảng 35m2. Ở những nơi chật hẹp hơn như lều trại, phòng nhỏ kín... khói hương tỏa ra có thể gây kích thích làm khó chịu mắt và hô hấp của người sử dụng. Tại những phòng hay không gian rộng hơn, cần đặt nhiều vòng hương ở những vị trí khác nhau. Nếu phòng thoáng khí hay dùng hương muỗi ở ngoài trời, nên đặt vòng hương phía đầu gió cần có người được bảo vệ.
CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do vi rút sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
Cúm mùa là bệnh lý cấp tính do nhiễm vi rút cúm tuýp A hoặc B, C gây ra. Bệnh dễ lây lan từ người sang người và gây ra các triệu chứng như sốt đột ngột, ho, nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và chảy nước mũi… Hầu hết các trường hợp mắc cúm mùa có thể hồi phục sau khoảng 1 tuần mà không gặp phải biến chứng nghiêm trọng, nhưng đối với người cao tuổi, đặc biệt là những người có bệnh lý nền, bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản