Tác hại từ thói quen lười vận động của dân văn phòng
Khi làm việc trong văn phòng suốt tám giờ, có thể bạn được cho là sướng vì làm việc ở nơi mà “nắng không tới mặt, mưa không tới đầu”. Có thật là sướng không nhỉ? Cứ thử ngồi liền tù tì cả 10 giờ đồng hồ một ngày xem, bạn sẽ biết ngay những tác hại kinh hoàng do việc này gây ra.
Trái tim suy yếu
Theo lý thuyết, cơ thể được tạo nên để vận động. Ngồi liên tục khiến quá trình vận động dừng lại tại một số nơi trên cơ thể. Những hoạt động tích điện tại cơ bắp chân sẽ tự động ngừng. Khả năng đốt cháy calorie suy giảm từng phút. Enzyme chuyển hóa mỡ sụt giảm 90%. Sau hai giờ tập trung làm việc taị chỗ, lượng cholesterol tốt cho cơ thể giảm 20%. Nếu chạy theo công việc suốt 24 tiếng đồng hồ, lượng insulin trong cơ thể bạn sẽ giảm, dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Lười vận động còn khiến bạn dễ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm. Vì vậy, nên thường xuyên vận động, đứng lên ngồi xuống. Lượng thời gian di chuyển tối thiểu là 30 phút mỗi ngày.
Vòng hai phát phì
Khi ngồi một chỗ suốt tám giờ mỗi ngày, chỉ số stress tăng cao, lượng LDL cholesreol trong máu tăng, gây tắc nghẽn mạch máu… Tất cả triệu chứng trên đều dẫn đến căn bệnh béo phì.
Theo thống kê, người bị bệnh béo phì ngồi nhiều hơn những người bình thường 2,5 giờ/ngày. Vì vậy, bạn hãy thử áp dụng các biện pháp tăng cường vận động đơn giản trong môi trường tĩnh dưới đây.
- Dùng cốc nhỏ để uống nước thay vì rót đầy chai hoặc bình nước lớn. Mỗi khi khát, bạn sẽ có động lực di chuyển đến bình nước trong văn phòng. Đừng quên uống nhiều nước để giữ ấm cho cơ thể.
- Khi thấy toàn thân ê ẩm, hãy thực hiện một số động tác vươn vai đơn giản trong 5 phút. Cơ thể bạn sẽ được “refresh” ngay lập tức.
Hội chứng RSI
Di chuyển chuột máy tính liên tục có thể gây ra hội chứng chấn thương do vận động lặp đi lặp lại quá mức RSI (Repetitive Strain Injury). Nguyên nhân do các hoạt động lặp đi lặp lại như kích chuột và nhấn phím gây tổn thương dây chằng, gân, dây thần kinh, cơ và các mô mềm.
Để tránh mắc hội chứng này, bạn có thể tập dùng chuột bằng tay trái khi tay phải quá mỏi. Một con chuột vừa với lòng bàn tay cũng giúp bạn di chuyển thoải mái hơn.
Ngoài ra, máy vi tính còn tạo ra khói độc gây dị ứng da và đau đầu. Khi bạn làm việc trong thời gian dài, máy vi tính sẽ tỏa nhiệt dẫn đến việc lớp vỏ hóa học lan tỏa ra ngoài không khí, ảnh hưởng đến mắt và não của bạn. Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích kiểm tra và vệ sinh máy tính định kỳ. Đồng thời, hãy mở cửa sổ, giúp văn phòng thông thoáng và máy tính tỏa nhiệt tốt hơn.
Bệnh do vi khuẩn từ thức ăn
Do quá bận rộn hay thói quen ăn vặt trường kỳ, bàn làm việc của bạn đôi lúc còn được trung dụng làm bàn ăn. Dù tiện lợi và tiết kiệm thời gian nhưng thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
Thứ nhất, đồ ăn vặt chứa lượng đường lớn. không đủ chất dinh dưỡng và không đảm bảo vệ sinh. Thứ hai, ăn uống tại bàn làm việc khiến bạn xao nhãng, ăn quá mức cần thiết. Bên cạnh đó, môi trường làm việc tưởng chừng rất sạch sẽ lại có lượng vi khuẩn cao gấp 400 lần nhà vệ sinh. Đó là do một số nơi bạn không thể nhìn thấy và khó lau chùi như bên trong điện thoại, máy tính, bàn phím, hồ sơ…
Bạn nên dọn dẹp bàn làm việc mỗi ngày. Nếu không thể ra ngoài ăn trưa, hãy chuẩn bị một tấm khăn trải lớn để tạo một môi trường ngăn cách bữa trưa với mặt bàn và các thiết bị làm việc khác.
Bệnh nơi “cửa sau”
Ngồi liền tù tì tại chỗ trong thời gian dài có thể gây ra một căn bệnh khó nói nhưng lại rất phổ biến hiện nay: bệnh trĩ. Trong những năm gần đây, bệnh nhân bị trĩ ngày càng dễ gặp ở người trẻ do thói quen ngồi nhiều, ít vận động của cuộc sống hiện tại.
Thời gian ngồi càng dài, lưu lượng máu lưu thông tại vùng bụng diễn ra càng chậm, gây tắc nghẽn quá trình vận chuyển máu, gây giãn đám rối tĩnh mạch trực tràng, máu đóng cục. Tất cả quá trình này tổng hợp lại sẽ gây ra căn bệnh trĩ.
Theo khảo sát, tỷ lệ mắc bệnh trĩ cao nhất thuộc về giới nhân viên văn phòng, giáo viên, thư ký, IT, biên tập viên, tài xế taxi. Nếu ngồi làm việc trên ghế mềm, bệnh càng nặng thêm do các loại ghế mềm, ghế đệm bao bọc vòng ba của bạn. Từ đó càng cản trở quá trình lưu thông của máu tại khu vực này.
Để ngăn ngừa bệnh trĩ, bạn nên sử dụng loại ghế cứng và tạo thói quen đi vệ sinh vào sáng sớm. Ngay khi cơ thể thúc giục, bạn nên “xả” ngay. Nếu cơ thể có dấu hiệu khó chịu hay bế tắc trong thời gian dài, bạn nên chuyển sang chế độ ăn nhiều rau quả tươi như: cần tây, cải bắp, bí ngô và tránh các loại thực phẩm có nhiều gia vị, cay nồng. Ngoài ra, bạn nên uống một ly nước đầy có pha một ít muối trước khi bắt đầu ngày mới.
Đau lưng và đau vai gáy
Tư thế ngồi không đúng và ghế ngồi sai tiêu chuẩn là tác nhân chính tạo thành căn bệnh này.
Đau lưng và đau vai gáy xảy ra khi cổ, vai và lưng của bạn lệch khỏi quỹ đạo bình thường. Bạn tạo áp lực lên một cùng cơ nhất định khiến trục cân bằng bị lung lay, dẫn đến chấn thương. Các triệu chứng của bệnh gồm có: cổ cứng, vai, cánh tay, cổ tay, đầu đau nhức.
Khi bệnh nặng, bạn sẽ thấy xuất hiện chấn thương tại vùng đĩa đệm cột sống, đau ngực và căng tức lồng ngực. Tay bạn khó cử động trong lúc làm việc hoặc vào buổi tối.
Thế nhưng, căn bệnh này rất dễ chữa trị. Chỉ cần thường xuyên vận động, thay đổi môi trường làm việc, tránh ngồi nghiêng một bên vì tư thế này gây mất cân bằng và ảnh hưởng đến các khối cơ chống đỡ vùng thắt lưng. Bạn nên chọn ghế có tay dựa và ngồi đúng tư thế khi làm việc. Tư thế đúng chuẩn là vị trí 135 độ. Khi nghiêng người về phía sau, bạn sẽ giảm áp lực trên lưng.
Sau giờ làm, bạn có thể tham gia các lớp yoga hoặ đi cầu thang bộ thay vì dùng thang máy. Khi các tác nhân gây bệnh không còn nữa, lưng và đôi vai của bạn cũng sẽ nhanh chóng hết đau nhức
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh