Tai nạn đuối nước ngăn chặn được không?
Thảm họa này có thể do khách quan, có thể do chủ quan nhưng dù do nguyên nhân nào đi nữa thì chúng ta cũng phải nhanh chóng có những giải pháp cụ thể.
Tai nạn đuối nước xảy ra khi nào?
Trong lúc tiếp xúc với môi trường sống và sinh hoạt, bất kỳ một chất lỏng nào khi xâm nhập vào đường thở làm cản trở sự hô hấp thường gọi là đuối nước. Tình trạng đuối nước sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu oxygen cung cấp cho não bộ, nếu không được cấp cứu kịp thời thì nạn nhân sẽ bị bất tỉnh, tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề tại não bị thương tổn.
Đối với trẻ nhỏ, luôn luôn phải có người lớn trông nom, chăm sóc, quản lý trẻ ở mọi lúc, mọi nơi |
Khi bị đuối nước, trẻ em bị ngừng thở và nhịp tim bị chậm lại do phản xạ. Tình trạng ngừng thở tiếp tục sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu oxygen ở trong máu, gây tăng nhịp tim, tăng huyết áp và tan máu. Nếu cơn ngừng thở kéo dài khoảng 20 giây đến khoảng 2 - 5 phút nhịp thở xuất hiện trở lại làm cho nước bị hít vào qua nắp thanh quản, gây sự co thắt thanh quản tức thì. Nước tràn vào phế nang gây rối loạn nhịp tim, nạn nhân bị ngừng tim và tử vong.
Nguy cơ gây nên đuối nước
Qua những tai nạn đuối nước xảy ra, nguyên nhân hàng đầu ghi nhận được vẫn là sự nhận thức về tai nạn này đối với trẻ em còn thấp do công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về tai nạn thương tích còn bất cập. Mặc dù ai cũng biết đuối nước là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nguy cơ tử vong cho nhóm tuổi trẻ em và nhóm tuổi vị thành niên từ 0 - 19 tuổi nhưng sự hiểu biết, nhận thức của những người lớn, những nhà lãnh đạo và của cộng đồng người dân về vấn đề này còn rất nhiều hạn chế. Điều này dẫn đến tình trạng còn bỏ ngỏ, chưa được những người có trách nhiệm quan tâm thảo luận một cách rộng rãi và cụ thể, chưa được giải quyết bằng những biện pháp một cách toàn diện về tai nạn đuối nước ở trẻ em. Thời gian gần đây, các cơ quan thông tin báo chí mới có sự quan tâm đến vấn đề này để cảnh báo những người có trách nhiệm tìm giải pháp để ngăn chặn những tai nạn thương tâm tiếp tục xảy ra.
Một trong những yếu tố chính dẫn đến tỉ lệ đuối nước cao ở trẻ em, đặc biệt là nhóm tuổi nhỏ là thiếu sự giám sát đầy đủ của người lớn; thậm chí chỉ cần một khoảng khắc từ 1 - 2 phút thiếu sự chăm sóc, giám sát của người lớn là tai nạn có thể xảy ra ngay. Theo một nghiên cứu định tính ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều trường hợp đuối nước xảy ra khi trẻ nhỏ không được trông giữ chỉ trong vài phút khi người trông giữ trẻ đi vệ sinh, lấy nước hay làm một công việc gì đó thường ngày. Chỉ cần một vài giây thôi cũng đủ để cho trẻ nhỏ có thể bị rơi xuống ao, xuống giếng hay bể bơi. Đối với nhóm học sinh ở lứa tuổi tiểu học, hầu hết các em không được sự giám sát của người lớn, đặc biệt trong các kỳ nghỉ hè do do các bậc phụ huynh còn bận đi làm việc kiếm sống. Thời kỳ cao điểm hay xảy ra đuối nước ở trẻ em thường là vào thời gian khí hậu nóng bức, các em thích đi bơi lội vì không có nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác.
Trẻ em không được huấn luyện và học kỹ năng bơi lội cũng góp phần tạo nên tai nạn đuối nước. Theo nhiều cuộc điều tra, khảo sát tại nước ta; hầu hết trẻ em bị đuối nước là do không biết bơi lội vì trên thực tế cũng ghi nhận nhiều trẻ em ở Việt Nam không biết bơi. Theo một cuộc điều tra đánh giá nhanh ở một trường trung học cơ sở tại tỉnh Hà Tĩnh, chỉ có khoảng dưới 10% học sinh trong trường có thể bơi được khoảng 25m chiều dài. Qua khảo sát cũng ghi nhận phần lớn các em thường hay chơi đùa ở gần hoặc ở sông suối, ao hồ nên rất dễ có nguy cơ bị tai nạn đuối nước; cha mẹ các em biết bơi nhưng không dạy cho các em biết bơi vì do quá bận rộn với công việc hàng ngày và sợ con mình bị đuối nước khi biết bơi.
Nước ta có bờ biển dài, hệ thống ao hồ, sông suối, kênh rạch chằng chịt ở nhiều nơi. Tuy vậy, hầu như vẫn chưa có những chương trình hành động mạnh mẽ để làm giảm thiểu các nguy cơ đuối nước do môi trường sống và sinh hoạt đem lại. Thực tế ghi nhận nhiều ngôi nhà ở gần sông suối, ao hồ không có rào chắn; các giếng khơi và bể nước không có nắp đậy hoặc nắp đậy không an toàn. Ở nhiều tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều ngôi nhà được xây nổi trên sông cùng với nhà vệ sinh hoặc rất gần với mặt nước. Ngoài ra, một số công trường đang xây dựng có rào chắn không an toàn tại các hố nước hoặc công trình đã xây dựng xong nhưng không bảo đảm việc san lấp các hố nước tại công trình cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tai nạn đuối nước đối với trẻ em.
Cách phòng tránh đuối nước
Để giảm thiểu tai nạn đuối nước và tử vong do tai nạn đuối nước, đặc biệt là ở trẻ em, cần có sự quan tâm, tham gia tích cực, chủ động của toàn cộng đồng, của những người trực tiếp chăm sóc, trông nom trẻ nhỏ; đồng thời cần triển khai nhiều biện pháp tích cực để kiểm soát các nguy cơ và cấp cứu kịp thời khi trẻ bị tai nạn.
Đối với trẻ nhỏ, luôn luôn phải có người lớn trông nom, chăm sóc, quản lý trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Tạo lập môi trường an toàn ở chung quanh trẻ như có rào chắn quanh ao, hố nước, rãnh nước chung quanh nhà ở và những nơi công cộng; làm các nắp đậy có khóa các dụng cụ chứa đựng nước trong gia đình; làm cửa chắn, hàng rào, cổng ngăn cách khu vực trẻ chơi với những nơi có nguy cơ gây đuối nước.
Đối với trẻ lớn, hướng dẫn trẻ không chơi ở những nơi gần sông, hồ, ao, những nơi có biển báo nguy hiểm; dạy trẻ học bơi và các kỹ năng an toàn khi bơi; hướng dẫn cho trẻ cách sơ cấp cứu khi bị đuối nước; dự phòng các trang thiết bị, dụng cụ cấp cứu và các phương tiện cứu hộ để ứng phó kịp thời khi xảy ra đuối nước như phao cứu sinh, dây thừng, ca nô, xuồng cứu hộ, các dụng cụ cấp cứu cá nhân, gia đình...
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
Hiện nay, Miền Bắc đang vào mùa Đông Xuân. Đặc biệt vào 2,3 ngày nay, nhiệt độ xuống rất thấp. Thời tiết lạnh, ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển. Chúng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi hít thở, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi, mắc bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, sử dụng corticoid kéo dài), sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm