22/2/2018 | 3:49:47 PM

Tại sao cần ngừng ngay việc mang điện thoại vào nhà vệ sinh?

Rất nhiều người lúc nào cũng ôm khư khư chiếc điện thoại, kể cả khi đi toilet. Có vẻ như việc mang “chú dế” nhỏ bé đi đến tất cả mọi nơi đã trở thành một phần trong cuộc sống hiện đại. Nhưng liệu có nên lướt web khi đang trong nhà vệ sinh không? Câu trả lời là không và không. Dưới đây là lý do tại sao.

Chưa cần đến những giọt nước bẩn từ toilet, điện thoại của bạn đã đủ bẩn rồi

Số lượng vi khuẩn thực sự trên điện thoại của mỗi người có khác nhau và chưa có những nghiên cứu vững chắc quy mô lớn về vấn đề này. Ít nhất thì các chuyên gia đều nhất trí rằng điện thoại khá là bẩn.

Không hiếm gặp trường hợp các nhà nghiên cứu đã phát hiện được 100.000 vi rút và vi khuẩn trên điện thoại di động, khiến thiết bị này trở thành một trong những môi trường nhiều mầm bệnh nhất mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày.

Tất nhiên, không phải tất cả các mầm bệnh và vi khuẩn sẽ làm cho bạn bị ốm. Thực ra thì bạn chỉ cần lo lắng về những vi trùng gây bệnh, và điện thoại của bạn cũng có thể bị dính một vài trong số đó. Các vi trùng gây bệnh có thể lẩn trốn trong phân, như norovirus và rotavirus, gây ra ngộ độc thực phẩm và rối loạn tiêu hóa.

Theo Bệnh viện Mayo, điện thoại cũng có thể chứa các vi khuẩn như E. coli, campylobacter và shigella, tất cả đều gây ngộ độc thực phẩm.

Điện thoại không rơi vào bồn cầu cũng bám đầy mầm bệnh

Trong nhà vệ sinh, bạn sẽ chạm vào những bề mặt mà nhiều người khác đã chạm vào, thường là sau khi bàn tay của họ đã ở gần những phần cơ thể “bẩn” nhất. Điều này làm tăng khả năng bạn sẽ nhận được mầm bệnh từ người khác và chuyển chúng sang điện thoại của bạn.

Thêm vào đó, mỗi lần bạn xả bồn cầu mà không đậy nắp, các hạt bụi nước chứa vi trùng sẽ bắn tung tóe vào trong không khí. Sau đó những vi trùng này có thể “hạ cánh” lên các bề mặt trong phòng tắm. Đặt điện thoại lên bất kỳ bề mặt nào trong số này đều khiến điện thoại bị bẩn.

Hậu quả cuối cùng là việc đưa điện thoại lên mặt cũng có thể mang theo những mầm bệnh của người khác và “tàn dư” của nhà vệ sinh.

Tuy nhiên, trước khi định vứt máy vào thùng rác, cần nhớ rằng những thứ đáng sợ bám trên chiếc điện thoại không đồng nghĩa với việc chắc chắn bạn sẽ bị bệnh. Hẳn là thế rồi, nếu không thì các “tín đồ công nghệ” sẽ bị ốm suốt ngày mất. Nhưng những môi trường bẩn hơn, như phòng tắm, thường có nhiều khả năng ẩn chứa các vi trùng có thể khiến bạn bị ốm. Tại sao vậy?

Lý do khiến bạn có bị ốm khi phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Như bạn có hay chạm vào điện thoại, các bề mặt khác, mặt của bạn hay không, cùng với những hành vi khác sẽ ảnh hưởng đến nguy cơ phơi nhiễm. Khả năng miễn dịch, thói quen rửa tay, và việc có thường xuyên vệ sinh chiếc điện thoại hay không...

Khử trùng điện thoại là một việc phức tạp, nhưng rất quan trọng

Khử trùng điện thoại nên bắt đầu bằng cách đọc hướng dẫn của nhà sản xuất, trong đó sẽ đề cập đến cách làm việc này một cách an toàn. Ví dụ, Apple khuyến cáo không sử dụng các sản phẩm tẩy rửa hoặc vật liệu ăn mòn trên iPhone, vì nó có thể làm hỏng lớp phủ chống dầu của màn hình. Tuy nhiên, sử dụng kính bảo vệ màn hình có thể khắc phục được vấn đề này.

Cách tốt nhất là sử dụng sản phẩm chuyên dụng để làm sạch màn hình điện thoại. Bạn cũng có thể thử pha một dung dịch cồn loãng và dùng khăn mềm mịn để lau.

Đừng quên, điện thoại bẩn có thể gây bệnh cho da

Một số vi khuẩn, như khuẩn tụ cầu vàng có thể gây ngộ độc thực phẩm và mụn trứng cá. Ngộ độc thực phẩm do nó có mặt trong nhà vệ sinh sau khi ai đó bị ngộ độc thực phẩm hoặc nôn, và mụn trứng cá do nó bám lên da mặt của bạn.

"Tôi thường thấy mụn trứng cá nặng hơn ở một bên mặt so với bên kia, và khi được hỏi, hầu hết bệnh nhân đều thừa nhận rằng họ hay nghe điện thoại ở bên mặt đó", BS. Gary Goldenberg thuộc Trường Y Icahn, thành phố New York cho biết.

Đó là lý do tại sao ông khuyên mọi người nên dùng các thiết bị thoại rảnh tay càng nhiều càng tốt, rửa tay sạch, rửa mặt thường xuyên và thường xuyên vệ sinh điện thoại.

Cũng dễ hiểu khi bạn muốn có thứ gì đó đển “giải khuây” trong toilet, chỉ là trừ chiếc điện thoại ra

Đúng là việc đi toilet có thể rất nhàm chán hoặc thậm chí căng thẳng. Ví dụ, nếu bạn bị tình trạng gọi là “bàng quang mắc cỡ” – một nỗi ám ảnh khiến bạn khó “đi nhẹ” khi có những người khác ở xung quanh, thì sự xao nhãng có thể là một phần thiết yếu của thư giãn.

Việc ngồi xuống và tập trung chú ý vào một cái gì khác ngoài bàng quang sẽ giúp các cơ đáy chậu thư giãn và tạo điều kiện cho bàng quang xả hết nước.

Còn đối với những người bị táo bón, việc chỉ ngồi trên bệ toilet để đợi cho “nỗi buồn” từ từ thoát ra có thể là việc buồn chán nhất trên đời. Về mặt lý thuyết, điều này có thể khiến bạn cố gắng làm cho “xong việc” để được quay lại với thế giới, dẫn đến nứt hậu môn hoặc trĩ. Tìm thứ để giải khuây trong khi bạn “ngồi thiền” có thể hữu ích.

Vì vậy, với những người “xấu hổ khi đi nhẹ”, táo bón, hoặc chỉ đơn giản là buồn chán thì nên làm gì? Hãy làm giống như cha mẹ chúng ta vào thập kỷ 80, đọc sách hoặc tạp chí thay vì xem điện thoại. Đúng, bạn vẫn có thể nhận được vi trùng phòng tắm trên toàn bộ cuốn sách hoặc tạp chí. Tuy nhiên, không giống như điện thoại, bạn sẽ không mang chúng bên mình suốt cả ngày.

Nếu nhất thiết phải mang điện thoại vào nhà vệ sinh, có vài việc để giảm phần nào nguy cơ

Thứ nhất là tránh đặt điện thoại lên bất kỳ bề mặt nào trong khi bạn đang “giải quyết nỗi buồn” để chú dễ của bạn không bị nhiễm những vi trùng trong đó. Cũng nên lau sạch điện thoại sau mỗi lần mang theo nó vào nhà vệ sinh.

Về mặt kỹ thuật, bạn cần dành một tay cho điện thoại và chỉ dùng tay đó cho điện thoại chứ không chạm vào bất cứ thứ gì khác trong nhà vệ sinh. Khi phải rửa tay, bạn cần đặt điện thoại xuống khăn giấy đủ để tránh chạm vào bề mặt (hoặc dính nước từ bề mặt). Sau đó, bạn phải gói điện thoại vào một chiếc khăn giấy khác - nhưng không đụng vào nó, vì lúc này tay bạn đã sạch nhưng điện thoại thì không - và mang nó ra ngoài nhà vệ sinh, nơi bạn có thể tẩy trùng cho “chú dế” yêu.

Thành thật mà nói, việc này nghe có vẻ rất mệt mỏi, và sẽ hoàn toàn tránh được miễn là bạn để lại chiếc điện thoại bên ngoài toilet, nơi vốn dĩ không thuộc về nó.

Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2018. Bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814