Tăng chất xơ để phòng chống polyp đại tràng
Chế độ ăn uống là nguyên nhân quan trọng góp phần thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của bệnh.
Khách hàng chọn mua rau tại siêu thị Big C trên đường Hoàng Văn Thụ, Q.Phú Nhuận, TP.HCM để tăng chất xơ cho bữa cơm gia đình - Ảnh: Thanh Đạm |
Bệnh polyp đại tràng đặc trưng bởi hiện tượng tiêu ra máu kéo dài và thường được phát hiện thông qua nội soi đại tràng. Bệnh ảnh hưởng tất cả mọi lứa tuổi và một số trường hợp có tính di truyền. Mối quan tâm lớn nhất của bệnh polyp đại tràng là tỉ lệ hóa ác tính cao. Để phòng ngừa nguy cơ phát triển thêm polyp hoặc chuyển sang ác tính, người bệnh cần theo dõi đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, điều trị ngoại khoa (cắt bỏ polyp) khi có chỉ định, thay đổi lối sống và chế độ ăn phù hợp.
Trước tiên nên bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia ở mức không quá hai đơn vị cồn/ngày (một đơn vị cồn tương đương một lon bia, một ly rượu nho hay một chung rượu mạnh), không để thừa cân béo phì, duy trì BMI trong giới hạn 18.5-23 và hạn chế chất béo bão hòa (có trong thịt động vật, trừ mỡ cá và sữa nguyên kem).
Nhưng quan trọng nhất là lượng chất xơ trong khẩu phần. Chất xơ có nhiều trong rau củ quả. Các nghiên cứu tiền cứu theo dõi bệnh nhân mắc polyp đại tràng trong 26 năm cho thấy thực phẩm giàu chất xơ giảm được nguy cơ phát triển thêm polyp và phát triển thành ung thư bao gồm rau xanh nấu chín, các loại đậu hạt, trái cây khô và gạo lứt.
Người tiêu thụ rau xanh nấu chín ít nhất một lần/ngày giảm 24% nguy cơ phát triển thêm polyp so với người tiêu thụ rau xanh nấu chín dưới năm lần/tuần. Nguy cơ phát triển thêm polyp giảm 26% ở người tiêu thụ trái cây khô ít nhất ba lần/tuần so với người tiêu thụ trái cây khô dưới một lần/tuần. Nguy cơ phát triển thêm polyp giảm 40% ở người tiêu thụ gạo lứt (gạo nâu, gạo chà dối còn giữ lại lớp cám) ít nhất một lần/tuần so với người không bao giờ ăn. Nguy cơ phát triển thêm polyp giảm 33% ở người tiêu thụ các loại đậu hạt ít nhất ba lần/tuần so với người tiêu thụ đậu hạt dưới một lần/tháng. Các tác dụng có lợi của bốn loại chất trên tăng thêm nếu tiêu thụ nhiều hơn.
Trong rau xanh nấu chín chứa chất chlorophyll, glucosinolates và isothiocyanates có tác dụng giải độc tế bào, chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư. Các hoạt chất này phát huy tác dụng trong rau đã nấu chín hơn rau sống. Sử dụng rau xanh nấu chín qua hình thức canh rau và rau luộc các loại.
Đậu hạt cung cấp các chất xơ có khả năng lên men tại đại tràng sinh ra các axit béo chuỗi ngắn butyrate là nguồn năng lượng cho các tế bào ở đại tràng và được chứng minh có tác dụng kháng viêm và phòng chống ung thư. Ngoài ra đậu hạt còn có các chất có tác dụng chống ung thư khác như saponins, inositol hexaphosphate, gamma-tocopherol và phytosterols.
Cuối cùng đậu hạt có chỉ số đường huyết thấp cũng có lợi cho sức khỏe thông qua việc phòng chống đái tháo đường, béo phì cũng như cung cấp chất đạm thực vật cho cơ thể.
Có thể nấu các món có nhiều đậu hạt như gà nấu đậu, sườn nấu đậu, chè đậu các loại (sử dụng đường kiêng) và sử dụng các loại hạt cho bữa phụ như hạt dưa, hạt điều, đậu phộng...
Gạo lứt có tác dụng phòng ung thư do chứa nhiều chất, trong đó đặc biệt là phytates và protease inhibitors. Trái cây khô chứa nhiều chất xơ giúp kiểm soát đường huyết và tạo ra axit béo chuỗi ngắn có tác dụng giảm sản sinh tế bào ung thư qua các nghiên cứu.
Người Việt ngày càng ít ăn rau Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng quốc gia VN, người trưởng thành nên tiêu thụ 18-20 gam chất xơ/ngày, tương đương 300gam rau củ và 200gam trái cây mỗi ngày. Tuy nhiên đa số người dân nước ta đều không tiêu thụ đủ theo khuyến nghị. Điều tra dinh dưỡng toàn quốc qua các năm cho thấy lượng rau người VN tiêu thụ không đủ theo khuyến nghị và ngày càng giảm. Lượng rau tiêu thụ của người Việt giảm từ 214gam/người/ngày qua tổng điều tra dinh dưỡng năm 1985 xuống còn 199gam/người/ngày qua tổng điều tra dinh dưỡng năm 2010. |
Bộ Y tế công bố: “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030"
Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm; uống đủ nước hằng ngày; đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua, sử dụng; hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường, đồ uống có đường, có cồn... là những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
Tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp trẻ phòng ngừa và xử lý kịp thời các bệnh lý ở trẻ, để trẻ có thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
10 nguyên tắc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm. Đảm bảo thực hiện 10 nguyên tắc an toàn thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là giải pháp để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và gia đình.
Nguy cơ mắc bệnh thận do dùng đồ uống có đường khi tập luyện mùa nóng
Tập thể dục là một thói quen tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên nếu luyện tập ở thời tiết nắng nóng sau đó uống bù nước uống chứa đường sẽ gây hại cho thận.
Nên cho mì chính vào món ăn lúc nào?
Mì chính là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi ga đình, vậy nên cho mì chính vào lúc nào để món ăn giữ được vị thơm ngon?
7 thực phẩm giúp trẻ thông minh
Trứng, hải sản, rau xanh, thịt bò, sữa chua, các loại đậu và hạt, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ.
5 đồ uống buổi sáng tốt cho sức khỏe để bắt đầu ngày mới
Theo trang Boldsky, bắt đầu ngày mới với loại đồ uống phù hợp giúp cải thiện sức khỏe về lâu dài. Trong khi nước lọc là lựa chọn tốt nhất để bắt đầu ngày mới, các loại đồ uống tốt cho sức khỏe khác cũng hữu ích và đảm bảo mức độ hydrat hóa lành mạnh.
11 loại thực phẩm giàu protein giúp giảm cân hiệu quả
Một số thực phẩm giàu protein vừa giúp tăng cường cơ bắp vừa hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân.
6 thực phẩm giúp giảm dị ứng theo mùa
Gừng, nghệ, hành, cam, quýt, các loại cá béo… có đặc tính chống viêm, chứa vitamin C giúp giảm viêm nhiễm, kích ứng, tăng cường sức khỏe cho người thường bị dị ứng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản