Teen ngủ ít dễ bị bệnh tim
![]() |
Teen ngủ ít có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường. Ảnh: Newsrt. |
Nghiên cứu này của các nhà khoa học Canada, theo dõi thói quen sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ của trên 4.000 thanh thiếu niên từ 13 đến 19 tuổi. Kết quả ghi nhận đến 1/3 số thanh thiếu niên ngủ chưa đầy 7 tiếng trong một ngày có dấu hiệu tiềm tàng mắc bệnh tim mạch. Cụ thể, 48% trường hợp thừa cân, được chẩn đoán cao huyết áp hoặc hàm lượng cholesterol ở mức cao.
Đại diện nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Brian C. McCrindle, Bệnh viện Nhi tại Toronto (Canada) phát biểu trên Newsrt rằng: “Khi nói đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch, người ta thường quên đề cập đến mối quan hệ với chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, phát hiện của chúng tôi cung cấp những chứng cứ đáng tin cậy cho thấy con người nên đầu tư cho giấc ngủ nhiều hơn”.
Kết quả cuộc khảo sát này cho thấy tình trạng đáng lo ngại về nguy cơ bệnh tim, tăng cân hoặc lượng cholesterol cao có xu hướng ngày càng gia tăng. Điều này được lý giải do tình trạng ngủ ít thường đi đôi với thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn qua loa, tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, uống nước ngọt nhiều... Trong khi những người thức khuya thường ít hoạt động, xem tivi nhiều giờ liền, chơi game hoặc tiệc tùng thâu đêm dẫn đến mất ngủ hay chất lượng ngủ kém. Thay vào đó họ có những bữa ăn khuya nhẹ, nhưng không đủ năng lượng để hoạt động vào hôm sau.
Những cuộc nghiên cứu ở người trưởng thành trước đây đã cũng ghi nhận có sự liên hệ mật thiết giữa "giấc ngủ kém chất lượng" với bệnh tim và bệnh tiểu đường. Nguyên nhân được chỉ ra là do khi ngủ không đủ giấc, sức đề kháng và lượng insulin trong cơ thể giảm, dẫn đến sự tích tụ đường trong máu cao gây ra bệnh tiểu đường.
Một giả thuyết khác cũng được đặt ra là tình trạng ngủ quá ít có tác động tiêu cực đến một số loại hormone, bao gồm những loại hormone kích thích sự thèm ăn và chuyển hóa chất béo.
Tiến sĩ Brian khuyên, thanh thiếu niên nên ngủ 9 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Còn nếu bạn có suy nghĩ "cứ thức khuya rồi cuối tuần ngủ bù" thì nên loại bỏ, bởi việc ngủ bù vào những ngày cuối tuần không thể bù đắp tình trạng thiếu ngủ những ngày trước. Nếu không kịp thay đổi thói quen ăn ngủ theo hướng lành mạnh ngay từ khi còn trẻ thì các bạn chính là những "đối tượng tiềm năng" mắc bệnh tim mạch và tiểu đường sau này.
“Cha mẹ nên nghiêm cấm con cái sử dụng các chất kích thích, bao gồm cả việc xem tivi, chơi vi tính hoặc bấm điện thoại trên giường ngủ. Nên hạn chế cho trẻ dùng đồ uống chứa caffein, bao gồm cả những loại nước uống giàu năng lượng bởi chúng là một trong những 'thủ phạm' gây mất ngủ tệ hại nhất”, người đứng đầu nhóm nghiên cứu nói.
Bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng gia tăng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sau đại dịch Covid-9, chúng ta sẽ phải đối mặt với đại dịch nguy hiểm là sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm. Do đó, bên cạnh việc phòng các bệnh truyền nhiễm mới nổi, các nước cần tập trung phòng, điều trị bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,… Ngoài ra, còn có chấn thương do tai nạn thương tích.
Ngày Tim mạch Thế giới năm 2024: Dùng trái tim để hành động
Bệnh tim mạch là kẻ giết người số một thế giới, gây ra hơn 20,5 triệu ca tử vong mỗi năm. Đây là một nhóm bệnh ảnh hưởng đến tim hoặc mạch máu. Trong số những trường hợp tử vong vì bệnh tim mạch có 85% trường hợp là do bệnh mạch vành và bệnh mạch máu não (ví dụ như đột quỵ) và hầu hết ảnh hưởng đến các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Thói quen ăn sáng tốt nhất cho tim mạch
Bạn chỉ cần thêm 1 quả trứng vào bữa sáng sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
Các dấu hiệu ở tay cảnh báo tim bất ổn
Ngón tay bị quặp, lòng bàn tay đổi màu đỏ lấm tấm hoặc nổi cục là biểu hiện khác thường mà bạn nên để ý.
Cách kiểm soát bệnh tim mạch mùa lạnh
Nhiều nghiên cứu đã kết luận thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ cơn đau tim. Đặc biệt là khi lao động ngoài trời trong mùa đông giá rét càng làm tăng nguy cơ phát triển cơn đau tim cấp tính.
Người có bệnh về tim mạch có thể gặp nhiều biến chứng nếu mắc Covid-19
Covid-19 là một căn bệnh mới với nhiều biểu hiện phức tạp mà các nhà khoa học chưa biết đến.
Hướng dẫn người bị bệnh tim mạch "phòng vệ trái tim" trước COVID-19
COVID-19 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp mà còn gây rối loạn chức năng tim mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân nhiễm COVID-19 bị tổn thương tim mạch nghiêm trọng, thậm chí là tử vong do có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
Những dấu hiệu cảnh báo tim hoạt động không bình thường
Những triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở những người mắc bệnh tim, mà còn là dấu hiệu rất phổ biến cảnh báo căn bệnh này.
Giải pháp phòng và ngăn ngừa biến chứng tim mạch do tăng huyết áp
Theo thống kê, tại Châu Á, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh tăng huyết áp, đây cũng là tác nhân chính dẫn tới các bệnh lý về tim mạch và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản