Thay đổi bất thường trên da, coi chừng bệnh nguy hiểm
Làn da bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, điều hòa thân nhiệt, tiếp nhận thông tin từ những kích thích bên ngoài… Do đó, khi sức khỏe của bạn có vấn đề, làn da sẽ có những thay đổi bất thường.
1. Da hơi vàng, lòng bàn tay, bàn chân màu da cam
Điều này có thể là kết quả của việc tuyến giáp không hoạt động hiệu quả - hay còn gọi là bệnh thiểu năng tuyến giáp, làm tăng mức beta-carotene trong máu. Beta-carotene là một chất chống oxy hóa có trong trái cây và rau quả, thường được tuyến giáp chuyển hóa. Khi tuyến giáp suy yếu thì không thể chuyển hóa vitamin nhanh chóng, do đó gây ra sự tích tụ beta-carotene.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể có làn da như thế này khi áp dụng chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, chỉ ăn cà rốt, nước ép cà rốt, khoai lang và bí.
2. Da phát ban khi tiếp xúc với ánh Mặt Trời
Một vài người bị dị ứng với ánh nắng, nhưng những trường hợp như vậy không nhiều. Cách giải thích hợp lý hơn khi da phát ban, ngứa ngáy, nhìn như bị bệnh chàm là do bệnh nhân đã uống một số loại thuốc, khiến cơ thể mẫn cảm với ánh Mặt Trời.
Hiện tượng phát ban sẽ xảy ra ở những vùng da tiếp xúc với ánh nắng, bao gồm cả cẳng tay, cổ và khuôn mặt. Một trong những loại thuốc hay gây ra hiện tượng này là thuốc lợi tiểu thiazide (Hydrodiuril, Dyazide). Những loại thuốc này cũng được dùng để điều trị giai đoạn đầu cho bệnh nhân bị tăng huyết áp.
3. Những đường đen dài sẫm màu trong lòng bàn tay
Những đường đen dài sẫm màu trong lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân có thể là triệu chứng của suy thượng thận, rối loạn nội tiết. Bệnh này còn được gọi là bệnh Addison. Hai người nổi tiếng mắc căn bệnh này là Tổng thống Mỹ John F. Kennedy và nhà văn Jane Austen. Khi mắc bệnh sẽ có hiện tượng tăng sắc tố da, hiện tượng này có thể thấy được ở quanh nếp gấp da, các vết sẹo, môi và các điểm chịu áp lực (như đầu gối hay khớp ngón tay)
4. Tĩnh mạch lớn màu xanh sẫm ở chân
Khi bạn thấy những tĩnh mạch lớn màu xanh sẫm nổi ngoằn ngoèo, tạo thành từng búi nằm ngay dưới da chân, có thể bạn đang bị bệnh giãn tĩnh mạch. Bệnh giãn tĩnh mạch có thể gây đau, gây chuột rút và khiến người bệnh đi lại khó khăn.
Giãn tĩnh mạch khác tĩnh mạch hình mạng nhện. Tĩnh mạch hình mạng nhện là hiện tượng những đường tĩnh mạch nhỏ (màu đỏ hoặc xanh) xuất hiện với những đoạn ngắn, chằng chịt. Còn khi bị giãn tĩnh mạch, tĩnh mạch nổi lên thường lớn hơn, màu tối hơn và có dạng xoắn.
5. Đốm nâu trên cẳng chân
Phần trước cẳng chân thường hay bị va đập vào nhiều thứ. Với những người bị bệnh tiểu đường, sự tổn thương những mao mạch và mạch máu nhỏ sẽ khiến da xuất hiện những đốm màu nâu, được gọi là bệnh da tiểu đường. Những đốm nâu hình bầu dục hoặc hình tròn có thể sần sùi, phần lớn bị đóng vảy (dù đó không phải vết thương hở) nhưng không hề gây đau đớn.
6. Da liên tục nổi mề đay, nổi mụn gây ngứa ngáy
Viêm da dạng mụn rộp - xuất hiện nhiều vết phồng rộp nhỏ và ngứa dữ dội ở cẳng tay gần khuỷu, đầu gối, mông, lưng, mặt hoặc da đầu có thể là dấu hiệu của bệnh Celiac. Bệnh Celiac là một bệnh đường tiêu hóa do dị ứng gluten trong thức ăn. Do đó, những bệnh nhân mắc bệnh Celiac phải tuân thủ chế độ ăn không có gluten.
7. Vết “bầm” màu tím
Thoạt trông nhìn như một vết bầm tím, nhưng những vết này lại tồn tại trong một thời gian dài. Đó là triệu chứng của ban xuất huyết hoặc bị rò mạch máu dưới da. Những căn bệnh này có nhiều nguyên nhân khác nhau, từ bệnh rối loạn chảy máu cho tới bệnh scurvy (bệnh do thiếu vitamin C).
Những người trên 65 tuổi thường mắc căn bệnh này hơn do người già có làn da mỏng manh, dễ bị tác động bởi ánh sáng Mặt Trời và mạch máu cũng dần yếu đi.
8. Không nổi ban nhưng ngứa dữ dội
Ngứa ngáy ở nhiều nơi có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng nếu không có sự thay đổi nào khác trên da thì có thể bạn đang có triệu chứng của bệnh ung thư hạch bạch huyết.
Hai dạng chính của ung thư hạch bạch huyết là bệnh Hodgkin và u lympho không Hodgkin. Do đó, bệnh này còn được gọi là “bệnh ngứa Hodgkin”. Một triệu chứng phổ biến của bệnh Hodgkin và u lympho không Hodgkin là sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách hoặc ở háng. (Lưu ý rằng các hạch bạch huyết có thể sưng lên vì nhiễm trùng thông thường)
9. Da xanh xao, móng tay, móng chân màu xanh nhạt
Da và lòng bàn tay xanh xao hơn bình thường là biểu hiện của việc thiếu máu nặng. Thiếu máu có thể là kết quả của việc thiếu sắt hoặc mất máu mãn tính (do bệnh của ruột hoặc do viêm loét). Thiếu máu do thiếu sắt đôi lúc xảy ra ở những người trên 70 tuổi - những người không ăn đủ các bữa ăn giàu dinh dưỡng do mất hứng thú ăn uống vì trầm cảm và các vấn đề sức khỏe khác.
Không chỉ có một làn da nhợt nhạt, những bệnh nhân thiếu máu còn có móng tay, chân xanh nhạt. Các triệu chứng khác gồm có nhanh mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt và hơi thở ngắn.
10. Da ngứa ngáy và nổi ban ở một bên mặt hay cơ thể
Đây có thể là triệu chứng của bệnh zona. Căn bệnh này do virus gây ra bệnh thủy đậu gây nên. Trong 8 trên 10 người mắc bệnh thủy đậu, loại virus này rút về dây thần kinh cảm giác và trú ở đó. Tuy nhiên, sự căng thẳng, nhiễm trùng, hệ miễn dịch bị lão hóa và một số loại thuốc (như thuốc sử dụng trong hóa trị liệu hoặc sau khi phẫu thuật cấy ghép) khiến cho loại virus này tái hoạt động, từ đó sinh ra bệnh zona.
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Tổ chức thành công diễn tập phòng chống bệnh Dại tại huyện Bình Liêu
Ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức chương trình diễn tập Phối hợp liên ngành trong điều tra, xử lí ổ dịch dại trên người và động vật tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh
Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 14.287 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi trong đó 04 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi, so với cùng kỳ năm 2023 số mắc cao hơn 42 lần. Tại Quảng Ninh từ đầu năm đến nay ghi nhận 04 trường hợp mắc sởi trong đó tại Đầm Hà (02 ca), Hải Hà (01 ca), Hạ Long (01 ca).
Bệnh liên cầu lợn
Bệnh liên cầu lợn thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh. Tỷ lệ tử vong có thể đạt đến 7%.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh