Thiếu hụt oxy thầm lặng ở bệnh nhân Covid-19
Năm 1994, bác sĩ Richard Levitan, chủ tịch Airway Cam Technologies - công ty cung cấp khóa học đặt nội khí quản, phát minh một hệ thống hình ảnh để dạy cách đặt nội khí quản. Qua đó, ông đã nghiên cứu nhiều về thủ thuật này và giảng dạy cho các bác sĩ trên toàn thế giới trong hai thập kỷ qua.
Cuối tháng 3/2020, khi Covid-19 khiến các bệnh viện ở thành phố New York, Mỹ, quá tải, ông tình nguyện dành 10 ngày ở bệnh viện ở Bellevue để giúp đỡ các bác sĩ. "Trong thời gian tại Bellevue, hầu như tất cả bệnh nhân khoa cấp cứu đều bị viêm phổi do Covid-19. Trong vòng một giờ đầu của ca làm thứ nhất, tôi đã lắp ống thở cho hai bệnh nhân", bác sĩ Levitan kể lại.
Ông cho biết: "Những bệnh nhân này không biểu hiện bệnh hô hấp, dù phim chụp X-quang cho thấy họ bị viêm phổi và nồng độ oxy ở dưới mức bình thường. Làm sao chuyện này có thể xảy ra?".
Các bác sĩ bắt đầu nhận ra rằng viêm phổi do Covid-19 ban đầu gây ra tình trạng thiếu oxy thầm lặng, khó phát hiện. Ở bệnh nhân bị viêm phổi, dịch lỏng hoặc mủ chất đầy trong các túi khí của phổi.
Thông thường, người bệnh bị tức ngực, đau khi thở và các vấn đề về hô hấp khác. Song, trong trường hợp viêm phổi do Covid-19, ban đầu, bệnh nhân không cảm thấy khó thở, ngay cả khi nồng độ oxy trong máu giảm. Vào thời điểm đó, họ có mức oxy thấp đáng báo động và bị viêm phổi thể vừa hoặc nặng.
Nồng độ oxy trong máu ở người bình thường là 94-100%. Ở những bệnh nhân Covid-19 bị viêm phổi mà bác sĩ Levitan gặp, mức oxy là 50%.
"Tôi rất ngạc nhiên. Hầu hết bệnh nhân tôi gặp đều bị sốt, ho, đau bụng và mệt mỏi trong một tuần hoặc lâu hơn. Bệnh viêm phổi rõ ràng đã diễn ra trong nhiều ngày song không có triệu chứng hô hấp như khó thở. Khi họ cảm thấy phải đi viện, bệnh đã ở giai đoạn nguy kịch", ông Levitan nói.
Trong sự nghiệp hơn 30 năm, Levitan nhận thấy hầu hết bệnh nhân cần đặt nội khí quản đều bị sốc hoặc khó thở. Những người cần đặt nội khí quản vì thiếu oxy cấp tính thường bất tỉnh hoặc gồng mình để lấy hơi.
Viêm phổi do Covid-19 lại khác. Ông Levitan cho biết: "Phần lớn các bệnh nhân này có nồng độ oxy trong máu thấp đáng kể, nhưng họ vẫn sử dụng điện thoại di động khi chúng tôi lắp các thiết bị theo dõi. Họ thở nhanh, chịu cơn đau tương đối nhỏ, bất chấp mức oxy thấp đến nguy hiểm và viêm phổi".
Nguyên nhân là do nCoV tấn công các tế bào phổi có nhiệm vụ tạo ra chất hoạt động trên bề mặt. Chất này giúp các phế nang trong phổi luôn mở giữa các nhịp thở. Ở giai đoạn đầu của bệnh viêm phổi, các phế nang bị xẹp và nồng độ oxy giảm. Tuy nhiên, phổi vẫn mềm hoặc chưa có nhiều dịch. Bệnh nhân vẫn có thể thải carbon dioxide ra ngoài. Carbon dioxide không tích tụ, nên họ không khó thở.
Để bù đắp lượng oxy bị thiếu, người bệnh thở nhanh và sâu hơn. Tình trạng thiếu oxy âm thầm và phản ứng sinh lý của bệnh nhân thậm chí gây viêm nặng hơn, ảnh hưởng nhiều phế nang hơn cho đến khi mức oxy giảm mạnh. Kết quả là, bệnh nhân tự làm tổn thương phổi bằng cách thở mạnh hơn.
Theo ông Levitan, 25% bệnh nhân chuyển sang giai đoạn tổn thương phổi thứ hai và nguy hiểm hơn. Dịch tích tụ và phổi trở nên cứng, nồng độ carbon dioxide tăng lên và bệnh nhân bị suy hô hấp cấp tính.
"Tình trạng thiếu oxy âm thầm tiến triển nhanh chóng, dẫn đến suy hô hấp. Điều này lý giải cái chết đột ngột ở bệnh nhân Covid-19 từng không thấy khó thở", Levitan nhận xét.
Nhân viên y tế Mỹ chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại phòng hồi sức tích cực hôm 11/2. Ảnh: Reuters.
Một lý do chính khiến đại dịch gây áp lực cho hệ thống y tế là mức độ tổn thương phổi nghiêm trọng của bệnh nhân khi họ đi cấp cứu. Covid-19 giết người thông qua phổi. Nhiều người đến viện khi bệnh ở giai đoạn nguy hiểm, họ đành phải thở máy.
Bệnh nhân thở máy cần nhiều loại thuốc an thần để họ không làm xô lệch hoặc vô tình tháo ống thở. Họ cần truyền thuốc qua tĩnh mạch vào động mạch. Bên cạnh một ống đặt ở khí quản, còn có các ống ở dạ dày và bàng quang. Đội ngũ y tế sẽ xoay bênh nhân nằm sấp và nằm ngửa, hai lần một ngày để cải thiện chức năng phổi.
"Có một cách giúp chúng ta xác định sớm bệnh viêm phổi do Covid-19 và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Việc này bao gồm phát hiện sớm tình trạng thiếu oxy âm thầm bằng máy đo nồng độ oxy, có thể mua ở hiệu thuốc", ông Levitan nói.
Sử dụng máy do oxy cũng dễ như dùng nhiệt kế. Thiết bị nhỏ này có một nút bật và được gắn trên đầu ngón tay. Chỉ mất vài giây, nồng độ oxy và nhịp tim sẽ hiển thị trên màn hình.
Ông Levitan cho biết: "Máy đo oxy đã giúp cứu sống hai bác sĩ mà tôi biết. Khi nhận thấy lượng oxy giảm, cả hai đã đến bệnh viện và hồi phục. Việc phát hiện và điều trị sớm rõ ràng cũng có tác dụng đối với Thủ tướng Anh Boris Johnson, khi ông mắc Covid-19".
Theo ông, người sử dụng thiết bị này tại nhà nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh nhầm lẫn và đi viện không cần thiết. Ngoài ra, một số người có vấn đề về phổi mạn tính mà không biết. Nồng độ oxy của họ có thể hơi thấp, nhưng không liên quan đến Covid-19.
Người dương tính với nCoV nên được theo dõi nồng độ oxy trong 7-10 ngày đầu - khoảng thời gian bệnh viêm phổi do Covid-19 phát triển. Người bị ho, mệt mỏi và sốt nên kiểm tra nồng độ oxy khi chưa xét nghiệm hoặc âm tính với nCoV, phòng trường hợp xét nghiệm không chính xác.
"Chúng ta cũng có cách khác để tránh đặt nội khí quản và thở máy ngay lập tức. Đặt bệnh nhân nằm sấp và nghiêng sang một bên giúp thông khí ở vùng phổi dưới và sau, vốn bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi viêm phổi do Covid-19. Việc thở oxy và nằm sấp giúp bệnh nhân thở dễ hơn, ngăn ngừa bệnh tiến triển trong nhiều trường hợp", theo ông Levitan.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh lứa tuổi vị thành niên (VTN), trong tháng 04 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT Tiên Yên và Trường THCS Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Bệnh cúm mùa
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gây bệnh phát triển và có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Để chủ động phòng tránh bệnh cúm hãy cùng Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu về bệnh.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025