Thiếu máu và cách phòng ngừa
Thiếu máu cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh nặng như ung thư hay bệnh thận.
Dấu hiệu và triệu chứng
Triệu chứng chủ yếu của thiếu máu là mệt mỏi, ngoài ra bạn có thể gặp những dấu hiệu sau:
- Yếu sức
- Da nhợt nhạt; môi, lợi, móng tay và bàn tay giảm sắc hồng
- Tim đập nhanh
- Thở ngắn
- Đau ngực
- Choáng váng
- Hay kích ứng
- Chân tay tê và lạnh
- Đau đầu
Ban đầu thiếu máu có thể nhẹ nên không gây chú ý. Các dấu hiệu và triệu chứng tăng lên khi bệnh tiến triển.
Các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ thiếu máu:
- Chế độ ăn nghèo nàn: thường xuyên ít sắt và các vitamin, nhất là folat.
- Rối loạn đường ruột, cắt bỏ hoặc phẫu thuật phần ruột non nơi hấp thu chất dinh dưỡng có thể dẫn tới thiếu hụt chất dinh dưỡng và thiếu máu.
- Kinh nguyệt. Phụ nữ có nhiều nguy cơ thiếu máu thiếu sắt hơn nam giới do bị mất máu kèm mất sắt hàng tháng trong kì kinh.
- Thai nghén.
- Các bệnh mạn tính: ung thư, suy thận, suy gan…
- Tiền sử gia đình.
- Một vài bệnh nhiễm khuẩn, bệnh máu, rối loạn miễn dịch, phơi nhiễm hóa chất độc và sử dụng các thuốc có thể tác động xấu đến việc sản xuất hồng cầu và dẫn tới thiếu máu.
- Bệnh nhân đái tháo đường, người nghiện rượu, người ăn chay nghiêm ngặt,…
Điều trị
Điều trị thiếu máu tùy thuộc vào nguyên nhân:
- Thiếu máu thiếu sắt: cần bổ sung sắt.
- Thiếu máu thiếu vitamin: Thiếu máu ác tính được điều trị tiêm vitamin B12. Thiếu máu thiếu acid folic sẽ được bổ sung acid folic.
- Thiếu máu ở bệnh mạn tính: Tập trung điều trị bệnh nền tiềm ẩn. Nếu các triệu chứng trở nặng thì truyền máu hay tiêm erythropoietin tổng hợp,…
- Thiếu máu bất sản: Truyền máu để tăng lượng hồng cầu, có thể cần ghép tủy xương hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch.
- Thiếu máu liên quan đến tủy xương: Điều trị từ thuốc đơn giản cho đến hóa trị liệu rồi đến ghép tủy xương.
- Thiếu máu tan máu: Tránh dùng các thuốc nghi ngờ có liên quan đến thiếu máu, điều trị các nhiễm khuẩn liên quan, dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch có thể đang tấn công các tế bào hồng cầu. Nếu bệnh gây sưng lách thì có thể cắt bỏ lách.
- Thiếu máu tế bào liềm: Dùng ôxy, thuốc giảm đau, các dịch uống và truyền tĩnh mạch để giảm đau và ngăn ngừa biến chứng. Có thể truyền máu, bổ sung acid folic, thuốc kháng sinh, ghép tủy xương.
Phòng ngừa
Nhiều kiểu thiếu máu không phòng ngừa được. Tuy nhiên, có thể phòng tránh thiếu máu thiếu sắt và thiếu máu thiếu vitamin bằng cách dùng chế độ ăn lành mạnh, luôn thay đổi, chứa các thực phẩm giàu sắt, folat và vitamin B12.
Nguồn sắt tốt nhất là thịt bò, thịt lợn và thịt cừu. Các thực phẩm khác giàu sắt là đậu đỗ, ngũ cốc, lúa mì toàn hạt và mì sợi, rau lá xanh thẫm, trái cây khô, hạt quả hạch và các loại hột. Có thể gặp folat và các dạng tổng hợp của nó, acid folic trong dịch quả chanh, rau và quả tươi, thịt, sản phẩm từ sữa, hạt ngũ cốc và đỗ. Thịt và các sản phẩm từ sữa đều nhiều vitamin B12. Thực phẩm chứa vitamin C giúp tăng hấp thu sắt.
CDC Quảng Ninh: cung cấp dịch vụ phun diệt côn trùng an toàn, hiệu quả
Côn trùng là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái, tuy nhiên có không ít loại côn trùng có thể gây hại cho sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh những loại côn trùng chỉ làm tổn thương như: Dị ứng, mẩn ngứa, đau,…còn có một số loài côn trùng truyền bệnh nguy hiểm hiện đang là hiểm họa cho loài người, đặc biệt ở các nước thuộc vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, những nước đang phát triển. Việc phun diệt côn trùng cũng đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
Ngày 16/2/2025, Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai xác nhận một trường lên cơn dại và tử vong sau khi bị chó cắn từ…2 năm trước. Thông tin này khiến không ít người dân hoang mang vì khoảng thời gian từ khi bị chó cắn đến khi phát bệnh dài tới 2 năm. Tuy nhiên, về mặt y khoa cũng như thực tiễn, điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do vi rút sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025