Thịt thú rừng – khởi nguồn đại dịch Ebola
Thịt thú rừng bao gồm tất cả những loại động vật không phải động vật nuôi, bị giết để ăn thịt, chủ yếu là tinh tinh, đười ươi, dơi ăn hoa quả và khỉ. Thịt những con vật này thường được hun khói, phơi khô hoặc ướp muối.
Có phải việc ăn thịt thú rừng – rất phổ biến trên khắp châu Phi và là nguồn thực phẩm không thể thiếu – là thủ phạm của cuộc khủng hoảng hiện nay?
Dịch Ebola đã giết chết hơn 4.500 người, chủ yếu ở tây Phi, và Liên hiệp quốc đã dự đoán sự bùng nổ số ca nhiễm bệnh và tử vong. Người ta đã truy ra nguồn gốc của Ebola bắt đầu từ một em bé 2 tuổi sống tại một làng miền đông nam Guinea, nơi người dân thường săn bắt và ăn thịt dơi. Bệnh nhân được đặt tên là Em bé số không này chết hồi tháng 12 năm ngoái.
![]() |
Thịt dơi - Món ăn phổ biến ở châu Phi |
Thịt nhiễm bệnh
Gia đình em bé cho biết họ thường săn bắt hai loài dơi có mang vi rút Ebola. Ở vùng lòng chảo Congo của châu Phi, ước tính người dân ăn khoảng 5 triệu tấn thịt rừng mỗi năm. Nhưng một số trong những con vật này có thể là ổ bệnh chết người.
Dơi ăn hoa quả là ổ chứa vi rút tự nhiên – chúng không bị bệnh do vi rút, nhưng có thể gây nhiễm sang cho khỉ, vượn và linh dương nhỏ, thậm chí trực tiếp sang người.
Người sẽ bị phơi nhiễm với vi rút nếu họ giết và làm thịt động vật để làm thức ăn. Điều này có lẽ đã xảy ra vào tháng 12 năm ngoái, từ một người bị nhiễm vi rút theo cách này đã khỏi động chuỗi dây chuyền lây nhiễm ở Guinea, Liberia và Sierra Leone.
Vẫn còn chưa rõ tại sao vi rút lại “bùng nổ” trên người, GS Jonathan Ball, chuyên gia vi rút học tại Trường đại học Nottingham, Anh cho biết. Thường thì sẽ có sự tham gia của các loài trung gian, dạng động vật linh trưởng như tinh tinh. Nhưng bằng chứng cho thấy con người có thể nhiễm vi rút trực tiếp từ dơi.
Dịch hiện nay cho thấy - tuy khó hoặc hiếm gặp - nhiễm trùng có thể đi từ Em bé số không đến dịch như hiện nay, do tiếp xúc với một người nào đó bị nhiễm.
Người ta đã bàn đến việc cấm thịt thú rừng, nhưng thực hiện điều này không đơn giản khi việc săn thú rừng lấy thịt đã là truyền thống lâu đời. TS Marcus Rowcliffe, Hội vườn thú London giải thích. "Đó là một xã hội ăn thịt – có cảm giác nếu bạn không ăn thịt hằng ngày thì bạn còn chưa ăn đủ." Nghiên cứu năm ngoái cho thấy hơn 22 triệu người sống ở nhiều vùng của châu Phi nơi có điều kiện để vi rút Ebola lây từ động vật sang người.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.