Thoái hóa khớp không phải là bệnh của riêng người lớn tuổi
Bệnh gắn liền với các cơn đau nhức kinh niên
Trong tập 24 vừa qua của chương trình truyền hình thực tế “Dr You - Sức khỏe cho mọi nhà” (do nhãn hàng Panadol của công ty Dược phẩm và chăm sóc sức khỏe GlaxoSmithKline đồng hành thực hiện phát sóng vào tối chủ nhật hàng tuần trên kênh VTV9 lúc 19h50 - 20h05 và TodayTV lúc 21h00 - 21h15), hình ảnh cô Nhạn - một phụ nữ trên 50 tuổi với hàng loạt cơn đau, cứng ở các khớp ngón tay, khớp gối rồi cả đến khớp cổ, đau nhất là lúc ngủ dậy (kể cả sau giấc ngủ trưa ngắn ngủi) như một điển hình về căn bệnh THK.
Người trẻ tuổi cũng có thể bị thoái hóa khớp
Theo TS.BS. Nguyễn Văn Thái, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, người khám và tư vấn trực tiếp cho bệnh nhân trong chương trình kể trên thì: THK là căn bệnh gắn liền với các cơn đau nhức kinh niên do tình trạng hư hỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch nhầy giúp bôi trơn ma sát ở điểm nối giữa hai đầu xương. Người bệnh thường có các biểu hiện đau âm ỉ ở phần tiếp nối giữa hai đầu xương và cứng khớp (xảy ra theo định kỳ như khi vừa ngủ dậy hoặc đứng lên), sưng tấy tại một hoặc nhiều khớp, có tiếng lạo xạo, lụp cụp khi co duỗi khớp gối, càng vận động càng đau nhiều. Nếu có cảm giác nóng, đỏ và sưng tại các khớp nghĩa là thoái hóa khớp đi kèm một căn bệnh khác.
Vì quá đau nên người bệnh không dám cử động, đi lại nhiều, chính vì vậy càng dễ dẫn đến tàn tật, ảnh hưởng tâm sinh lý, thậm chí là tình trạng “sốc tâm lý” ở người tuổi cao.
Nhưng TS.BS. Nguyễn Văn Thái cho biết: THK không phải là bệnh của riêng người lớn tuổi, khoảng 30% số người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 và 85% người trên tuổi 80 có nguy cơ mắc bệnh. Trong đó, khoảng 2/3 số bệnh nhân là phụ nữ. Sau tuổi 45, tỉ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới (gấp khoảng 1,5 - 2 lần).
THK cũng thường “tấn công” đối tượng trẻ tuổi, nhất là những người lao động nặng hoặc lao động với những động tác lặp đi lặp lại nhiều lần, như: người làm văn phòng suốt ngày cắm cúi bên máy tính hoặc phụ nữ trẻ sau thời kỳ mang thai và sinh nở... Những người trẻ tuổi bị béo phì, người hút nhiều thuốc lá cũng dễ bị THK. Ngoài ra, yếu tố di truyền và di chứng từ các bệnh lý khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Không chữa khỏi nhưng có cách ngăn ngừa
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì THK thường xảy ra ở tất cả các khớp trên cơ thể. Những khớp càng chịu sức nặng nhiều thì càng bị bệnh nặng, trong đó thường gặp nhất là những vị trí như:
Khớp gối: làm người bệnh ngồi xổm và đứng dậy rất khó khăn, nhiều khi phải níu vào một vật khác để đứng dậy; nặng hơn sẽ thấy tê chân, biến dạng nhẹ khớp gối.
Khớp háng: người bệnh đi lại khó khăn ngay từ đầu vì khớp háng chịu sức nặng cơ thể nhiều nhất.
Cột sống cổ: biểu hiện bằng cảm giác đau mỏi ở phía sau gáy, lan đến cánh tay ở bên có dây thần kinh bị ảnh hưởng.
Cột sống thắt lưng: đôi khi ảnh hưởng đến thần kinh tọa. Giai đoạn đầu, bệnh nhân thấy đau nhiều vào buổi sáng, khi mới ngủ dậy, chỉ đau vài chục phút. Sau một thời gian, hiện tượng đau lưng sẽ kéo dài cả ngày, tăng lên khi làm việc nhiều nặng và giảm dần lúc nghỉ ngơi.
Ngoài ra, các khớp ngón tay cũng là vị trí “đắc địa” của bệnh.
Cũng theo TS.Thái, dù bệnh không chữa khỏi nhưng có cách ngăn ngừa, đặc biệt là phải ngăn ngừa từ rất sớm, khi tuổi đời còn trẻ. Ðó là: kiểm soát chế độ dinh dưỡng để tránh béo phì; có chế độ tập luyện thể dục thể thao đều đặn, vừa sức; không hút nhiều thuốc lá; tránh lao động quá sức hoặc tránh lao động với những động tác lặp đi lặp lại nhiều lần mà không có sự thư giãn… Một khi đã mắc bệnh, nhằm hạn chế những cơn đau, người bệnh có thể sử dụng thuốc chống đau tức thời có chứa thành phần paracetamol hoặc thuốc kháng viêm, gel bôi khớp bên ngoài ngấm qua da để chống đau. Lúc đau nhiều, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, tránh cho khớp phải hoạt động.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh