Thời tiết không làm bệnh khớp, đau thắt lưng trầm trọng hơn?
2 nghiên cứu đáng chú ý
Từ 2 nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu của Viện Sức khỏe Toàn cầu George, ĐH Sydney (Úc), các nhà khoa học đã so sánh các báo cáo về các cơn đau do thời tiết từ Cục Khí tượng Úc.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng không có mối liên quan nào giữa thời tiết và các báo cáo về đau lưng hay viêm khớp gối.
Trong nghiên cứu đầu tiên xuất bản và tháng 12/2016 trên tạp chí Pain Medicine, đã có gần 1.000 người trưởng thành bị đau lưng. Trong giai đoạn hơn 4 năm, các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ các bác sĩ ở khắp Sydney, những người đã thăm khám cho những bệnh nhân đau lưng. Các bác sĩ này đều cho biết bệnh nhân của họ đã có cảm giác đau thoáng qua từ trước khi cơn đau thực sự xuất hiện ít nhất 1 tháng.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh dữ liệu thời tiết ở thời điểm người bệnh khởi phát cơn đau và và dữ liệu thời tiết từ 1 tháng trước đó, khi cơn đau thoáng qua xuất hiện.
Họ không tìm thấy mối liên quan nào giữa các thông số thời tiết như lượng mưa, áp suất không khí, tốc độ gió và độ ẩm với chứng đau lưng của bệnh nhân.
Trong nghiên cứu thứ 2 cũng đăng tải vào tháng 12/2016 nhưng trên tạp chí Osteoarthritis and Cartilage, các nhà nghiên cứu đã theo dõi dữ liệu của gần 350 người bị viêm khớp gối.
Ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu, các tình nguyện viên đã báo cáo mức độ đau của đầu gối theo thang điểm từ 1-10, từ khi cơn đau xuất hiện. Cứ mỗi 10 ngày trong suốt 3 tháng theo dõi, người bệnh sẽ thông báo mức đau theo thang điểm trên.
Thêm vào đó, các tình nguyện viên cũng sẽ được hỏi về bất kỳ cơn đau đặc biệt nào vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt quá trình nghiên cứu. Các nhà khoa học cũng xem xét bất kỳ cơn đau có thang điểm chênh lệch từ 2 trở lên so với các cơn đau trước nó.
Và khi so sánh dữ liệu các cơn đau với dữ liệu thời tiết, họ đã hoàn toàn không tìm thấy mối liên quan nào.
Không có toa thuốc “chuyển vùng”
Cả 2 nghiên cứu này đã củng cố kết luận của 1 nghiên cứu trước đó được thực hiện năm 2014. Theo đó, chứng đau thắt lưng không liên quan với sự thay đổi thời tiết. Nghiên cứu này đã bị chỉ trích rất mạnh từ các phương tiện truyền thông.
Chris Maher, Giám đốc Cơ xương khớp, Viện Sức khỏe toàn cầu George cho biết: “Mọi người đều khẳng định yếu tố thời tiết xấu gây ra các triệu chứng đau đớn cho họ nên chúng tôi đã quyết định thực hiện 1 nghiên cứu mới dựa trên dữ liệu từ 2 nghiên cứu đã có về bệnh đau thắt lưng và viêm khớp.
“Kết quả đúng như nghiên cứu trước đó: Hoàn toàn không có mối liên quan nào giữa các cơn đau lưng, đau khớp với thời tiết”.
Giải thích về niềm tin rằng thời tiết thay đổi liên quan chặt chẽ với chứng đau lưng, viêm khớp tăng nặng, Chris cho rằng đó là do mối liên hệ tiềm thức. Và những gì họ ghi nhận thường là ký ức ấn tượng về những trải nghiệm trước đó. Ví dụ, người ta thường sẽ nhớ lâu các cơn đau khi thời tiết tồi tệ hơn là những khi thời tiết bình thường hay trời đẹp.
Và với những người bệnh tin chắc rằng các cơn đau của họ gắn chặt với sự thay đổi thời tiết thì những nghiên cứu mới này chưa đủ để thuyết phục họ.
Nhưng dù thế nào, cũng có rất ít lời khuyên liên quan đến thời tiết từ chuyên gia. BS Robert Shmerling, Trưởng khoa Thấp khớp tại TT Y tế Beth Israel Deaconess (Boston) cho biết ông chưa bao giờ kê “toa thuốc” chuyển bệnh nhân đến vùng khí hậu mà người bệnh nghĩ là sẽ tốt hơn cho họ.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh