Thông tin về chất ung thư trong đồ ăn chế biến sẵn: Xử lý đúng cách để ngừa hậu họa
Bim bim là món ăn khoái khẩu của nhiều trẻ nhỏ.
Mẫu kiểm nghiệm là sản phẩm đang lưu thông trên thị trường
Theo TS. Trần Quang Trung - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, Cục đã yêu cầu Viện Kiểm nghiệm thực phẩm quốc gia lấy ngẫu nhiên 3 mẫu sản phẩm khoai tây chiên tại các cửa hàng bán thức ăn nhanh và 3 mẫu sản phẩm bim bim đang lưu thông trên thị trường. Mỗi cơ sở giám sát lấy 1 mẫu để kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất acrylamide và chất polycyclic aromatic hydrocarbons (PAH). Ông Trung cũng cho biết, đã yêu cầu Viện Kiểm nghiệm thực phẩm quốc gia báo cáo kết quả về Cục An toàn thực phẩm trước ngày 21/7/2014.
Theo ghi nhận của phóng viên báo SK&ĐS, khoai tây chiên, bim bim là một trong những thực phẩm được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là các bạn trẻ, trẻ em. Tại một số cửa hàng bán đồ ăn nhanh ở Ngã tư Kim Mã - Núi Trúc; Huỳnh Thúc Kháng - Nguyễn Chí Thanh; Cầu Giấy; Láng Hạ... vẫn rất đông bạn trẻ lựa chọn khoai tây chiên ăn kèm với thực phẩm khác. Bạn Nhật Minh (SV năm thứ 2 - ĐH Ngoại thương) cho biết, em và các bạn thường ăn gà rán với khai tây chiên vì đây là món khoái khẩu. Khi được hỏi có biết thông tin về việc cơ quan chức năng cho biết đã phát hiện hóa chất gây ung thư có trong khoai tây chiên thì Minh hồn nhiên hỏi lại tôi “có thông tin này à chị?”.
Trẻ ăn nhiều bim bim sẽ bị thừa muối, ảnh hưởng tới chức năng thận.
Còn với bim bim thì đây vẫn là sản phẩm được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn cho con em mình sử dụng. Bà Lan (khu Nam Trung Yên, Cầu Giấy) cho biết, cháu bà thích ăn bim bim nên gia đình bà thường mua sẵn cả túi to từ 12-15 gói về để sẵn trong nhà, lúc nào cháu đòi ăn là có ngay đỡ phải đi mua lẻ.
Cần hạn chế đồ ăn chiên, nướng
Thông tin từ Cục An toàn thực phẩm ngày 15/7 cho biết, acrylamide là hợp chất được tạo ra một cách tự nhiên khi thức ăn giàu carbonhydrate và tinh bột được chiên, rán, nướng ở nhiệt độ cao từ 170 - 180oC). Vai trò và cơ chế của acrylamide gây ra ung thư vẫn chưa có bằng chứng khoa học. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng, việc tiếp xúc nhiều với acrylamide khiến cơ thể đổ mồ hôi, đi tiểu không kiểm soát, buồn nôn, đau mỏi cơ... Năm 2010, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc của Mỹ và Ủy ban Chuyên gia về phụ gia thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã coi đây là mối lo ngại cho sức khỏe cộng đồng. Năm 2013, Ủy ban Các tiêu chuẩn thực phẩm của Anh phát hiện mức acrylamide tăng cao trong thực phẩm chiên, bim bim, khoai tây chiên, bánh quy gừng và bột ngũ cốc ăn sáng. Tại Mỹ, Cơ quan bảo vệ môi trường đã có quy định áp dụng cho các loại nước uống chứa acrylamide.
PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, từ trước đến nay, các chuyên gia thực phẩm đều khuyến cáo sản phẩm thực phẩm chiên làm gia tăng nguy cơ phát triển ung thư, đặc biệt là khi chúng chứa các loại dầu hydro hóa - chất béo transfat. Hóa chất acrylamide cũng sản sinh ra khi chúng ta chiên kỹ hoặc chiên đi chiên lại nhiều lần. Do đó, người dân cũng hạn chế sử dụng các đồ ăn chiên hay nướng ở nhiệt độ cao từ 150 - 2500C. Tuy nhiên, ông Thịnh cũng cho rằng, người dân không nên quá hoang mang trước thông tin này vì kết quả kiểm nghiệm chính thức còn đang chờ cơ quan chức năng thực hiện.
Còn PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, hiện nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể gì về những tác hại đến sức khỏe khi cho trẻ ăn nhiều bim bim. Nhưng theo BS. Dũng, chỉ bằng quan sát thì dễ thấy việc trẻ ăn nhiều bim bim sẽ giảm ăn trong bữa ăn chính. Nhìn trong bảng thành phần thì thấy hàm lượng muối trong bim bim khá cao. Khi trẻ ăn bim bim sẽ khát nước và uống nhiều nước luôn có cảm giác no không thèm ăn. Đây được xem là một nguyên nhân gây biếng ăn ở nhiều trẻ nhỏ. Sử dụng nhiều bim bim, trẻ dẫn đến hiện tượng thừa muối khiến thận phải làm việc quá tải, ảnh hưởng tới chức năng bài tiết và tăng nguy cơ suy thận. Do đó, các bậc cha mẹ nên hạn chế cho con ăn bim bim.
Theo ông Trần Quang Trung, biện pháp hữu hiệu để dự phòng acrylamide sinh ra trong thực phẩm chính là xử lý đúng cách những sản phẩm thực phẩm chứa tinh bột. Ví dụ như: Ngâm khoai tây trong nước ít nhất 30 phút trước khi chiên; chia thành nhiều lát nhỏ khi nướng bánh mì; thực phẩm không nên rán hoặc nướng lại nhiều lần; hạn chế dùng dầu đã qua sử dụng để rán; chiên/rán thức ăn quá lâu; khi chế biến thức ăn từ tinh bột và đường tránh quá lửa làm cho nhiệt độ quá cao trong thời gian dài...
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Hiến tạng cứu người - Gửi lại đời sự sống
Mỗi ngày, có hàng ngàn người bị suy tạng giai đoạn cuối vẫn đang chờ đợi để được ghép tạng, chờ một phép màu đến với họ, đó là có được nguồn tạng từ người hiến tặng sau khi qua đời hoặc chết não. Nhiều người bệnh tưởng chừng chẳng còn hy vọng được sống tiếp nhưng nhờ nhận được tạng hiến, họ kéo dài sự sống thêm hàng chục năm, sống vui với gia đình.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.