Thủ tướng: Tạo mọi điều kiện để sớm sản xuất vaccine phòng COVID-19
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe người dân là trước hết, trên hết, phải có đủ vaccine phòng COVID-19 để tiêm cho 75 triệu người dân. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Sáng 7/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với các nhà khoa học, đại diện các đơn vị nghiên cứu, sản xuất vaccine về công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine phòng COVID-19.
Cùng dự buổi làm việc có Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng, đồng tình, trách nhiệm của toàn thể nhân dân, Việt Nam đã được ghi nhận là điểm sáng trên thế giới về thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế-xã hội.
Tuy nhiên, dịch COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp chống dịch theo phương châm mới “5K+vaccine” và ứng dụng công nghệ, trong đó, “chiến lược vaccine” là giải pháp căn cơ, lâu dài, mang tính quyết định để thoát khỏi đại dịch COVID-19.
Theo Thủ tướng, với nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe người dân là trước hết, trên hết, trong năm nay Việt Nam phải có đủ vaccine phòng COVID-19 để tiêm cho 75 triệu người dân; những năm tiếp theo vẫn cần lượng lớn vaccine để tiếp tục tiêm phòng cho nhân dân.
Thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, đơn vị liên quan đã nỗ lực bằng nhiều hình thức để mua được nhanh nhất, nhiều nhất vaccine phòng COVID-19 để tiêm cho nhân dân.
[Tháo gỡ vướng mắc để có vaccine phòng COVID-19 sớm nhất]
Tuy nhiên, việc tiếp cận vaccine phòng COVID-19 trên thế giới không phải là dễ dàng, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh lây lan nhiều trên thế giới, năng lực sản xuất vaccine có hạn.
Do đó, việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine phòng COVID-19 ở trong nước có tính chất chiến lược, phải thực hiện bằng được để chủ động nguồn vaccine phòng COVID-19 tiêm phòng cho nhân dân và tiết kiệm kinh phí.
Thủ tướng đề nghị các nhà khoa học, nghiên cứu, sản xuất vaccine phát huy tinh thần tự lực, tự cường, trí tuệ, sáng tạo, đoàn kết, thống nhất, chung sức tìm giải pháp, khẩn trương nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng COVID-19 để tiêm đại trà cho nhân dân.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các đại biểu trao đổi thẳng thắn, nghiêm túc, khoa học về cơ chế, chính sách, nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, năng lực nghiên cứu, công nghệ, quy trình sản xuất, nhằm đề xuất các giải pháp nghiên cứu nhanh nhất, sản xuất nhanh nhất, hiệu quả nhất, để có vaccine ngừa COVID-19 tiêm cho người dân, trên tinh thần 3 không, 5 thật: “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm,” “nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật, người dân, doanh nghiệp được hưởng thành quả thật.”
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với các đơn vị nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng COVID-19 trong nước. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, tại cuộc làm việc, các nhà khoa học, nghiên cứu, sản xuất vaccine cũng trao đổi về khả năng, tiềm lực, tình hình nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng COVID-19, khó khăn, vướng mắc, yêu cầu, nhiệm vụ và đề xuất giải pháp trong sản xuất, bảo quản, tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân trong thời gian tiếp theo.
Theo Bộ Y tế, đến nay, cả nước có 2 nhà sản xuất đang nghiên cứu vaccine phòng COVID-19, trong đó, 1 ứng viên vaccine đang thử nghiệm lâm sàng (TNLS) giai đoạn 2, đang chuẩn bị triển khai TNLS giai đoạn 3 (vaccine Nanocovax của Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen); 1 ứng viên vaccine đang TNLS giai đoạn 1 (vaccine COVIVAC của Viện Vắc xin và sinh phẩm Nha Trang).
Về quy mô sản xuất của 2 cơ sở trên đạt từ 30-40 triệu liều/năm, có thể nâng công suất khi được đầu tư. Hiện, cũng có 2 doanh nghiệp khác ở trong nước đã tiếp cận, đang đàm phán với đối tác nước ngoài để chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19, với quy mô sản xuất từ 200 đến 300 triệu liều/năm.
Kết luận tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, vaccine có tính chất chiến lược, quyết định, lâu dài trong phòng, chống dịch nói chung và trong phòng, chống dịch COVID-19 nói riêng.
Do đó chúng ta phải thực hiện thành công “chiến lược vaccine.” Các ngành, đơn vị phải coi vaccine phòng COVID-19 là sản phẩm xã hội chứ không chỉ là sản phẩm thương mại. Việc sản xuất được vaccine trong nước vừa góp phần vào phát triển công nghiệp dược của Việt Nam vừa bảo vệ sức khỏe cho người dân.
Thủ tướng cho rằng, việc nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất vaccine phòng COVID-19 là việc khó khăn, song phải thực hiện, vì chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, vì lợi ích quốc gia, dân tộc.
Do đó, yêu cầu các ngành, đơn vị, các nhà khoa học cần có quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, dứt điểm và hiệu quả từng công việc, giải pháp.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, đơn vị liên quan thực hiện ngay các giải pháp, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện bằng được chương trình nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất vaccine trong nước.
Các bộ ngành kịp thời phát hiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế pháp lý để việc nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất vaccine không bị chậm trễ; huy động tối đa các nguồn lực tài chính vào nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất vaccine, trong đó cơ chế công-tư là chủ đạo, trên nguyên tắc hài hòa, hợp lý, hiệu quả lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân; có ngay cơ chế, chính sách đãi ngộ tương xứng và truyền cảm hứng, khơi dậy tinh thần say mê nghiên cứu khoa học để huy động trí tuệ của các nhà khoa học, chuyên gia cả ở trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu, sản xuất vaccine; các bộ, ngành giải quyết nhanh các quy trình, thủ tục liên quan, với tinh thần “chống dịch như chống giặc,” song đảm báo tính khoa học, công khai, hiệu quả, chống tiêu cực; phối hợp chặt chẽ giữa các nhà khoa học, nhà sản xuất, quản lý và người dân để nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất vaccine kịp thời, hiệu quả; tuyên truyền, truyền cảm hứng để người dân hiểu, ủng hộ chương trình, trên tinh thần “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.”
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chỉ đạo chung về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine phòng COVD-19 và xây dựng chương trình quốc gia về sản xuất vaccine nói chung; giao Bộ Y tế thực hiện quản lý Nhà nước về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine, dự báo tình hình cung cầu để điều tiết về mặt vĩ mô trong công tác sản xuất, cung ứng, tiêm vaccine theo thứ tự ưu tiên, đồng thời phối hợp với các bộ, ngành xây dựng dự thảo báo cáo, đề xuất của Chính phủ với Bộ Chính trị, Quốc hội về cơ chế tài chính, nguồn lực con người, quy trình chuyển giao, sản xuất vaccine; giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì nghiên cứu, soạn thảo đề xuất chính sách ưu đãi đối với các nhà khoa học, chuyên gia, lập trung tâm nghiên cứu vaccine, đảm bảo bản quyền vaccine; giao Bộ Tài chính chủ trì rà soát, xây dựng cơ chế chính sách, tiêu chuẩn, điều kiện chi tiêu và giá cả vaccine phòng COVID-19...
Thủ tướng Chính phủ thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi lời cảm ơn tới các tầng lớp nhân dân, các nhà khoa học, các cấp, các ngành đã nỗ lực trong suốt thời gian qua, góp phần vào thành quả chung của cả nước là vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa duy trì, phát triển kinh tế.
Đặc biệt là sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã tích cực tham gia và tiếp tục đóng góp cho Quỹ vaccine phòng COVID-19./.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản