Thừa vitamin cũng... nguy
Vitamin không phải là thuốc bổ như quan niệm của nhiều người. Sử dụng vitamin quá liều, không đúng quy định cũng có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt, thậm chí nguy hiểm cho người sử dụng. Tại một số cơ sở y tế đã ghi nhận những báo cáo ADR (phản ứng có hại của thuốc) do dùng các vitamin gây ra.
Hiện nay, các thuốc vitamin dạng phối hợp có bán khá phổ biến tại nhà thuốc nên tình trạng lạm dụng đã gây hại cho người sử dụng. Các vitamin đều rất thiết yếu với cơ thể con người, nhưng việc dùng chúng quá liều có thể gây ra những tác động bất lợi, làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Cách tốt nhất để cơ thể hấp thụ vitamin là thông qua một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau.
Bị sỏi thận do bổ sung quá nhiều vitamin C.
Vitamin C là loại vitamin phổ biến nhất trong cuộc sống, có rất nhiều trong rau củ và trái cây tươi. Nó được coi là chất chống ôxy hóa quan trọng cho xương, cơ bắp và đẩy lùi sự lão hóa nhanh chóng. Mặc dù vitamin C nhìn chung là an toàn, nhưng dùng nhiều hơn 2.000 miligram mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận và đục thủy tinh thể khi về già. Vitamin C khi dùng thường xuyên ở liều cao sẽ dẫn đến các dấu hiệu ngộ độc, gây tổn thương thận...
Vitamin A và beta-caroten là thành phần thiết yếu của sắc tố võng mạc nên rất quan trọng đối với mắt. Ngoài ra, nó còn giúp giữ toàn vẹn lớp tế bào biểu mô bao phủ bề mặt và các khoang trong cơ thể, có ảnh hưởng tích cực tới sự tăng trưởng và đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, thừa vitamin A sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như: đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, da khô, rụng tóc, đau xương khớp, thậm chí là ngộ độc nếu uống trên 40.000 IU mỗi ngày. Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, nếu dùng quá 10.000 IU mỗi ngày có thể khiến thai nhi dị dạng. Thừa beta-caroten, một tiền tố của vitamin A có hoạt tính cao có thể gây vàng da, nhất là ở gan bàn tay, bàn chân. Nếu dùng quá nhiều caroten ở các thực phẩm gây tích trữ dưới da, làm vàng da. Đối với bà bầu, sử dụng quá liều vitamin A có thể gây quái thai hoặc gây khó đẻ do rối loạn cơn co.
Vitamin E được xem là thần dược chống lão hóa và ung thư, cần được bổ sung hàng ngày. Tuy nhiên, thừa vitamin E ở nam giới có thể gia tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Nhiều bằng chứng cũng cho thấy, việc sử dụng vitamin E liều cao một cách thường xuyên (trên 400 IU/ngày) sẽ thúc đẩy các tổn hại do quá trình ôxy hóa và khống chế các tác nhân chống lão hóa khác. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi dùng vitamin E quá liều là tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, suy nhược. Ngoài ra, bạn cũng cần nhớ rằng vitamin E đối kháng với tác dụng vitamin K và sẽ làm tăng thời gian đông máu. Mỗi ngày, cơ thể chỉ cần bổ sung trung bình 8-10 miligram vitamin E. Tốt nhất nên hấp thụ qua đường ăn uống từ các thực phẩm như dầu thực vật, dầu mầm lúa mì, dầu hướng dương, trứng, sữa, gan, thịt bò, các loại hạt, đậu, ngũ cốc, khoai lang, quả bơ, cà chua, cà rốt, rau lá màu xanh,... Ngoài ra, vitamin E còn có nhiều trong sữa mẹ, đặc biệt là sữa non.
Vitamin B6 có trong nhiều loại thực phẩm hàng ngày như thịt gia cầm, thịt heo, trứng, ngũ cốc, cá, rau, trái cây và hiếm khi bị thiếu hụt do cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ loại vitamin này. Cung cấp đầy đủ vitamin B6 giúp tăng cường năng lượng hoặc chống lại stress. B6 cũng thường được kết hợp với magie để trị căn bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin B6 quá 100mg mỗi ngày sẽ dẫn đến nguy cơ tổn hại thần kinh. Bổ sung quá nhiều vitamin B6 còn có thể gây tê bàn chân, bàn tay hoặc thậm chí gây mất cảm giác.
Việc bổ sung vitamin được thu nhận trong chế độ ăn uống bình thường với những loại thực phẩm như rau củ quả, nấm, gan, trứng, sữa hay cá biển. Đơn giản nhất là chỉ cần 10 phút tắm nắng mỗi ngày sẽ cho bạn đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể mà không phải uống bất cứ một loại thuốc nào. Việc bổ sung các loại vitamin tổng hợp không những mang đến rất ít lợi ích, mà còn có thể gây hại cho cơ thể nếu dùng quá liều. Vì vậy, như bất cứ một loại thuốc nào, hãy thận trọng, ngay cả với các vitamin.
Bộ Y tế công bố: “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030"
Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm; uống đủ nước hằng ngày; đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua, sử dụng; hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường, đồ uống có đường, có cồn... là những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
Tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp trẻ phòng ngừa và xử lý kịp thời các bệnh lý ở trẻ, để trẻ có thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
10 nguyên tắc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm. Đảm bảo thực hiện 10 nguyên tắc an toàn thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là giải pháp để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và gia đình.
Nguy cơ mắc bệnh thận do dùng đồ uống có đường khi tập luyện mùa nóng
Tập thể dục là một thói quen tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên nếu luyện tập ở thời tiết nắng nóng sau đó uống bù nước uống chứa đường sẽ gây hại cho thận.
Nên cho mì chính vào món ăn lúc nào?
Mì chính là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi ga đình, vậy nên cho mì chính vào lúc nào để món ăn giữ được vị thơm ngon?
7 thực phẩm giúp trẻ thông minh
Trứng, hải sản, rau xanh, thịt bò, sữa chua, các loại đậu và hạt, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ.
5 đồ uống buổi sáng tốt cho sức khỏe để bắt đầu ngày mới
Theo trang Boldsky, bắt đầu ngày mới với loại đồ uống phù hợp giúp cải thiện sức khỏe về lâu dài. Trong khi nước lọc là lựa chọn tốt nhất để bắt đầu ngày mới, các loại đồ uống tốt cho sức khỏe khác cũng hữu ích và đảm bảo mức độ hydrat hóa lành mạnh.
11 loại thực phẩm giàu protein giúp giảm cân hiệu quả
Một số thực phẩm giàu protein vừa giúp tăng cường cơ bắp vừa hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân.
6 thực phẩm giúp giảm dị ứng theo mùa
Gừng, nghệ, hành, cam, quýt, các loại cá béo… có đặc tính chống viêm, chứa vitamin C giúp giảm viêm nhiễm, kích ứng, tăng cường sức khỏe cho người thường bị dị ứng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản