Thức ăn chống suy giảm trí nhớ
Ảnh: minh họa - Internet |
* Thực phẩm mang tính axít: Là những thực phẩm có nguồn gốc động vật (trừ sữa, các loại đậu và ngũ cốc), chứa tương đối nhiều các khoáng chất như lưu huỳnh, phốtpho, clo... Khi tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể, các thực phẩm này đã tạo ra sản phẩm cuối cùng mang tính axít. Thịt bò, lợn, gà, cá thu, cá bơn, hàu, gạo, mạch, bánh mì, phomát, ngô, lạc, hồ đào, đường cát, bánh quy, bia, các loại rượu... là những thực phẩm mang tính axít mạnh. Loại mang tính axít yếu như trứng gà, tôm, cá mực, bạch tuộc, cá sông, lươn, thịt hun khói, hành, sôcôla...
* Thực phẩm mang tính kiềm thường có nguồn gốc thực vật (trừ ngũ cốc) và sữa, huyết động vật. Các thực phẩm này chứa tương đối nhiều các khoáng chất như kali, natri, canxi, magiê... tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đã tạo ra sản phẩm cuối cùng mang tính kiềm. Thực phẩm mang tính kiềm mạnh như trà, cà chua, dưa chuột, càrốt, rau chân vịt, bắp cải, cải thảo, khoai môn, rong biển, cam quýt, sung, dưa hấu, nho, nho khô, hạt dẻ, càphê, rượu nho... Những loại có tính kiềm yếu bao gồm như đậu phụ, đậu tương, măng, khoai môn, nấm hương, bí đỏ, rau cần, ngó sen, hành tây, cà, sữa, táo, lê, chuối tiêu, anh đào...
Khi bình thường máu trong cơ thể con người mang tính kiềm. Khi sử dụng trí não hoặc thể lực quá độ, máu sẽ chuyển sang môi trường tính axít. Nếu con người sử dụng thực phẩm mang tính axít dài ngày cũng có thể khiến máu chuyển thành tính axít. Cứ như vậy sẽ khiến não bộ và chức năng thần kinh bị thoái hoá, dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ. Lúc này cần bổ sung các thực phẩm tính kiềm, ít ăn các thực phẩm tính axít.
Thực đơn hằng ngày cần phối hợp giữa 2 nhóm thực phẩm này hài hoà, hợp lý thì việc bảo vệ sức khoẻ mới đạt yêu cầu và không gây ra sự suy giảm trí nhớ.
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi
Trầm cảm và rối loạn lo âu là hai vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến, đặc biệt đáng chú ý ở nhóm người cao tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 4-5% người trưởng thành trên toàn cầu đang chịu ảnh hưởng từ những rối loạn này. Đáng báo động, tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo tuổi tác, đặc biệt ở nữ giới. Tuy nhiên, nhiều người cao tuổi thường coi nhẹ những triệu chứng này, cho rằng chúng là biểu hiện tự nhiên của tuổi già. Điều này dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám và điều trị, gây tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể, làm suy giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí rút ngắn tuổi thọ.
Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Sa sút trí tuệ là một hội chứng được đặc trưng bởi sự suy giảm nhiều chức năng cao cấp của vỏ não mà không có rối loạn ý thức. Các triệu chứng này gây suy giảm và trở ngại đáng kể cho các hoạt động nghề nghiệp, xã hội và cả các hoạt động sống hàng ngày của người bệnh.
Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không?
Ai cũng biết rằng tập thể dục giúp ích cho cả cơ thể và trí óc, nhưng những bài tập cường độ cao ngắt quãng (HIIT) giúp tăng cường sức khoẻ não bộ lâu dài, tốt hơn hẳn so với những bài tập cường độ thấp ở những người cao tuổi.
3 điều cần biết về bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến tiền liệt bị gia tăng kích thước bất thường, gây khó chịu cho bệnh nhân ở khu vực quanh bàng quang, đường tiểu. Đây là bệnh lý thường gặp ở nam giới lớn tuổi, có thể gây ảnh hưởng nhiều tới tâm lý và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Những bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi
Tuổi càng cao thì sức khỏe càng yếu do cơ chế thoái hóa tự nhiên và nhiều chức năng cơ thể suy giảm, trong đó có chức năng đề kháng. Do đó, người cao tuổi rất dễ mắc bệnh và thường trở thành mạn tính, kéo dài và hay tái phát.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025