Thực đơn khỏe cho người tiểu đường
Nhân ngày hội đái tháo đường, sáng 12/11 các bác sĩ Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM đã hướng dẫn nhiều bệnh nhân cách chọn thức ăn và nấu một số thực đơn điển hình gồm nhiều món như thịt cá, đậu hủ, tôm, các loại rau củ quả... không khác với bữa ăn của người khỏe mạnh.
Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy cho biết thực đơn của người mắc tiểu đường vẫn rất đa dạng và bắt mắt, chứ không chỉ gói gọn trong vài món mà người bệnh nghĩ là an toàn. Song điều cần thiết là phải biết chọn thực phẩm đúng cách.
"Thực đơn nên có nhiều loại đa dạng, thay đổi món thường xuyên. Số lượng thực phẩm vừa đủ với nhu cầu cơ thể, sao cho giữ cân nặng hợp lý, giảm cân dần dần ở những người bị béo phì", bác sĩ Thủy nói.
![]() |
Các chuyên gia dinh dưỡng hướng dẫn cách chọn và chế biến thức ăn cho bệnh nhân trong ngày hội đái tháo đường. Ảnh: Thiên Chương |
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thức ăn nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, giờ giấc ăn ổn định để tránh tăng cao lượng đường trong máu sau bữa ăn và cũng tránh hạ đường huyết lúc xa bữa ăn. Tốt nhất là 3 bữa chính và một đến 3 bữa phụ trong một ngày.
Bữa ăn nên có nhiều thành phần thực phẩm như bột đường, đạm (thịt, cá, trứng, đậu hũ), béo và chất xơ (rau củ quả, đậu, ngô) giúp đường được hấp thu vào máu từ từ và kéo dài, có lợi cho người bệnh.
Nên ổn định lượng bột đường ở mỗi bữa ăn (lượng cơm, bún, khoai, trái cây) để duy trì tốt đường huyết. Trong bữa ăn nên ăn nhiều chất xơ (rau củ quả) để làm chậm hấp thu đường huyết, quét bớt cholesterol thừa khỏi ống tiêu hóa, chống táo bón và giảm nguy cơ ung thư ruột già, giúp kiểm soát cân nặng.
Tránh chế biến những món ăn hầm nhừ, xay nhuyễn, lăn bột chiên, hoặc phải dùng nhiệt độ quá cao như chiên, nướng. Chế độ ăn cần phù hợp với các loại thuốc đang sử dụng.
Người bệnh đái tháo đường nên ăn nhạt, nêm nếm mắm muối vừa phải. Tổng lượng muối mỗi ngày nên ăn dưới 6 gam (khoảng một muỗng cà phê vun muối trở xuống). Hạn chế ăn các món mặn như mắm, chao, xúc xích, lạp xưởng, giò lụa, đồ hộp, dưa cà, dưa muối, bột ngọt…
Nhóm bột đường: Nên chọn các loại thực phẩm còn nguyên vẹn (ít chà xát kỹ hoặc xay nhuyễn như gạo lức), các loại bột đường hấp thu chậm như cơm, bún, mì, miến, bánh ướt, khoai củ, ngô… trong bữa ăn hàng ngày. Các loại đường hấp thu nhanh như đường cát, bánh, kẹo, trái cây… nên hạn chế sử dụng thường xuyên, trừ trường hợp bị hạ đường huyết.
Nhóm đạm: Nên chọn thịt nạc bỏ da, nên ăn cá và hải sản, đạm thực vật như đậu hũ, đậu que, nấm… Người bị suy thận thì phải ăn ít chất đạm theo yêu cầu của bác sĩ.
Nhóm béo: Nên chọn dầu thực vật như dầu mè, nành, gấc… (trừ dầu dừa, dầu cọ), mỗi tuần nên ăn ít nhất 2 lần mỡ cá. Tránh dùng mỡ động vật (mỡ gà, lợn, bò, cừu), bơ, magarin, da, óc lợn, đồ lòng, phủ tạng (tim, gan, cật)… Người trưởng thành mỗi tuần có thể ăn tối đa 3-4 lòng đỏ trứng, người có rối loạn mỡ máu chỉ nên ăn 2 trứng một tuần. Nên ăn nhiều các loại rau cải, rau đậu để tăng lượng xơ và cung cấp đủ vitamin, khoáng chất. Nên ăn khoảng một chén rau trong mỗi bữa ăn.
Nhóm sữa: Nên chọn loại sữa không đường. Nếu dư cân béo phì nên chọn loại sữa tách béo một phần hoặc không béo.
Nhóm trái cây: Nên chọn những loại trái cây ít ngọt như cam, quýt, bưởi, thanh long, mận, táo…
Các cách làm giảm chất béo và cholesterol trong khẩu phần: Ăn thịt nên bỏ mỡ, bỏ da. Không ăn đồ lòng phủ tạng, lòng đỏ trứng: ăn 2 cái một tuần; uống sữa tách béo; hạn chế chiên xào. Chế biến thức ăn dưới dạng hấp, luộc, kho, nướng. Dùng ít bơ, magarine, dầu; tránh ăn thức ăn mua tại nhà hàng; tăng khẩu phần về trái cây, rau. Hạn chế rượu, chỉ được uống một lon bia mỗi ngày, hay 30 ml rượu vang. Tập thể dục ít nhất 30 phút một ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần. Nên đi bộ 30-60 phút một ngày.
Cũng theo bác sĩ Thủy, khả năng làm tăng đường huyết của từng người sẽ khác nhau với những thực phẩm khác nhau. Vì vậy người bệnh cần phải tư vấn bác sĩ khi thay đổi khẩu phần ăn và nhớ kiểm tra đường huyết sau ăn hai giờ để theo dõi đáp ứng của cơ thể với lượng thức ăn vừa sử dụng.
“Việc thay thế thực phẩm như bữa ăn nào muốn ăn thêm chè, trái cây thì phải giảm bớt lượng cơm, bún. Việc duy trì đường huyết ổn định, mỡ máu tốt, huyết áp tốt sẽ giúp phòng ngừa, trì hoãn hoặc điều trị các biến chứng của bệnh, cải thiện và duy trì sức khỏe người bệnh đạt mức tối ưu”, bác sĩ Thủy nói.
Bệnh đái tháo đường là bệnh lý mãn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng và lối sống. Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo đái tháo đường là một trong những căn bệnh đặc biệt nghiêm trọng đe dọa sức khỏe và sự phát triển kinh tế xã hội của tất cả các quốc gia. Số người mắc bệnh đang gia tăng nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới và Hiệp hội Đái tháo đường thế giới, năm 1995 có 135 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, chiếm 4% dân số toàn cầu. 5 năm sau có 157 triệu người mắc, chiếm 4,8% dân số toàn cầu. Dự báo đến năm 2025 con số này sẽ là 300 triệu, trong đó khu vực Tây Thái Bình Dương có số người mắc bệnh đông nhất với 44 triệu, Đông Nam Á 35 triệu, tốc độ gia tăng ở các nước đang phát triển là 170%.
Giới thiệu Khoa Sức khoẻ Sinh sản
Số điện thoại: 02033.829.572 Địa chỉ liên hệ : Khoa Sức khỏe sinh sản – tầng 3 tòa nhà CDC Quảng Ninh.
Tập huấn về triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2025
Nhằm hướng dẫn thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2025 trên địa bàn tỉnh, ngày 07/03/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn về triển khai hoạt động phòng chống HIV/AIDS cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác phòng, chống HIV/AIDS tại trung tâm y tế và trạm y tế. Đồng chí Vũ Quyết Thắng, Giám đốc Trung tâm dự và khai mạc lớp tập huấn.
Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025 tại thành phố Hạ Long
Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trong công tác cải thiện tình trạng dinh dưỡng, từ ngày 5 đến ngày 6/3, tại thành phố Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn về "Nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025".
Khám phụ khoa, sàng lọc ung thư cổ tử cung và đặt dụng cụ tử cung miễn phí tại CDC Quảng Ninh
Thiết thực kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), từ ngày 3 – 7/3/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) Quảng Ninh sẽ tổ chức khám phụ khoa, sàng lọc ung thư cổ tử cung và đặt dụng cụ tử cung miễn phí cho chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản trên địa bàn thành phố Hạ Long.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Đại hội chi bộ Phòng khám – Da liễu – Sức khoẻ sinh sản (ĐBBP Trung tâm Kiểm soát bệnh tật) nhiệm kỳ 2025-2027 thành công tốt đẹp!
Ngày 8/1/2025, Chi bộ Phòng khám – Da liễu – Sức khoẻ sinh sản (PK-DL-SKSS), trực thuộc Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025-2027.
Tập huấn, giao ban chuyên môn công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em lần 2 năm 2024
Sáng ngày 12/12, tại TP. Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh tổ chức Tập huấn, giao ban về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em (CSSKBMTE) cho hơn 50 học viên là cán bộ phụ trách Khoa Sản, thống kê báo cáo tại các bệnh viện, TTYT trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Vũ Quyết Thắng, Giám đốc Trung tâm dự và khai mạc lớp tập huấn.
Hội thảo tổng kết hoạt động dự án quỹ toàn cầu năm 2024, phương hướng triển khai năm 2025
Ngày 10/12, tại thành phố Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức chương trình Hội thảo tổng kết hoạt động dự án quỹ toàn cầu năm 2024, phương hướng triển khai năm 2025. Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo.
Nâng cao năng lực kiểm soát bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tại Quảng Ninh
Trong 02 ngày từ 5 – 6/12/2024, tại TP.Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán điều trị và quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cho 50 học viên là cán bộ chuyên trách, cán bộ lâm sàng về quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025