Thực phẩm giúp bạn ổn định nhịp tim
Ảnh minh họa: internet
Theo trích dẫn của trang web sức khỏe Boldsky.com, để ổn định nhịp tim, ngoài việc sử dụng thuốc, bạn cũng có thể tiêu thụ các loại thực phẩm dưới đây:
1. Sữa chua
Sữa chua có thể giúp ổn định nhịp tim vì nó có chứa nhiều vitamin B12, có tác dụng giúp tăng cường quá trình phát triển của các tế bào thần kinh, nhờ thế sẽ giúp kiểm soát tâm trạng căng thẳng, vốn là nguyên nhân làm tăng nhịp tim.
2. Chuối
Chuối có chứa hàm lượng cao kali – một chất điện phân đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối thông tin liên lạc giữa não bộ với tim, do đó, có thể giúp điều chỉnh nhịp tim.
3. Tỏi
Tỏi là một trong các loại thực phẩm có tác dụng tăng cường sức khỏe tim và ổn định nhịp tim. Nghiên cứu cho thấy, chất allicin chứa trong tỏi có thể giúp vô hiệu hóa các gốc tự do trong gan và loại bỏ cholesterol xấu.
4. Các loại hạt
Tất cả các loại hạt đều chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, có tác dụng bảo vệ tim khỏi sự tấn công bất ngờ, đồng thời giúp duy trì sức khỏe tim.
5. Đậu phụ
Đậu phụ là nguồn giàu canxi – một khoáng chất rất hữu ích trong việc làm dịu nhịp tim. Ngoài ra, loại thực phẩm này cũng có ích cho sức khỏe tim vì không chứa cholesterol.
6. Cá
Tất cả các loại cá dầu, đặc biệt là cá hồi, thường chứa mức cao các loại axit béo omega-3. Nghiên cứu cho thấy, các loại axít béo omega-3 rất hiệu quả trong duy trì sức khỏe tim vì chúng chứa nhiều cholesterol tốt.
7. Cháo bột yến mạch
Các chuyên gia cho biết, ăn cháo bột yến mạch có thể giúp loại bỏ các cholesterol có hại trong máu. Bên cạnh đó, bột yến mạch cũng rất giàu omega-3 axit béo giúp ổn định nhịp tim.
Bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng gia tăng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sau đại dịch Covid-9, chúng ta sẽ phải đối mặt với đại dịch nguy hiểm là sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm. Do đó, bên cạnh việc phòng các bệnh truyền nhiễm mới nổi, các nước cần tập trung phòng, điều trị bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,… Ngoài ra, còn có chấn thương do tai nạn thương tích.
Ngày Tim mạch Thế giới năm 2024: Dùng trái tim để hành động
Bệnh tim mạch là kẻ giết người số một thế giới, gây ra hơn 20,5 triệu ca tử vong mỗi năm. Đây là một nhóm bệnh ảnh hưởng đến tim hoặc mạch máu. Trong số những trường hợp tử vong vì bệnh tim mạch có 85% trường hợp là do bệnh mạch vành và bệnh mạch máu não (ví dụ như đột quỵ) và hầu hết ảnh hưởng đến các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Thói quen ăn sáng tốt nhất cho tim mạch
Bạn chỉ cần thêm 1 quả trứng vào bữa sáng sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
Các dấu hiệu ở tay cảnh báo tim bất ổn
Ngón tay bị quặp, lòng bàn tay đổi màu đỏ lấm tấm hoặc nổi cục là biểu hiện khác thường mà bạn nên để ý.
Cách kiểm soát bệnh tim mạch mùa lạnh
Nhiều nghiên cứu đã kết luận thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ cơn đau tim. Đặc biệt là khi lao động ngoài trời trong mùa đông giá rét càng làm tăng nguy cơ phát triển cơn đau tim cấp tính.
Người có bệnh về tim mạch có thể gặp nhiều biến chứng nếu mắc Covid-19
Covid-19 là một căn bệnh mới với nhiều biểu hiện phức tạp mà các nhà khoa học chưa biết đến.
Hướng dẫn người bị bệnh tim mạch "phòng vệ trái tim" trước COVID-19
COVID-19 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp mà còn gây rối loạn chức năng tim mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân nhiễm COVID-19 bị tổn thương tim mạch nghiêm trọng, thậm chí là tử vong do có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
Những dấu hiệu cảnh báo tim hoạt động không bình thường
Những triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở những người mắc bệnh tim, mà còn là dấu hiệu rất phổ biến cảnh báo căn bệnh này.
Giải pháp phòng và ngăn ngừa biến chứng tim mạch do tăng huyết áp
Theo thống kê, tại Châu Á, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh tăng huyết áp, đây cũng là tác nhân chính dẫn tới các bệnh lý về tim mạch và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản