Thuốc dùng cho trẻ có sự khác biệt so với thuốc người lớn
Có 3 khác biệt được kể như sau:
Trẻ cần có loại thuốc dành riêng cho lứa tuổi của mình.
Trong lĩnh vực bào chế tức lĩnh vực tạo ra các dạng thuốc (thuốc viên nén, viên nang, si rô…), người ta thường quan tâm bào chế ra các loại thuốc với liều lượng và dạng thuốc đã được tính toán cho thật phù hợp với trẻ. Trên nguyên tắc, đối với trẻ dưới 2 tuổi phải dùng loại thuốc “dành cho trẻ sơ sinh”, trẻ từ 2 - 15 tuổi dùng thuốc “dành cho trẻ em”. Trẻ trên 15 tuổi có thể dùng thuốc dành cho người lớn (nhưng phải giảm liều). Dạng thuốc thích hợp cho trẻ là dạng thuốc lỏng (si rô, hỗn dịch, nhũ dịch, thuốc uống nhỏ giọt...) hoặc đối với trẻ sơ sinh là thuốc đạn (tức thuốc được nhét vào hậu môn). Bởi vì nhiều bậc cha mẹ đều biết, không dễ gì bắt trẻ chịu nuốt thuốc dạng rắn như thuốc viên nén, hay đối với trẻ sơ sinh mớm thuốc dù là dạng lỏng cũng rất khó, trẻ dễ bị sặc.
Ảnh minh họa
Đối với thuốc dạng lỏng, để an toàn không sợ dùng quá hoặc thiếu liều, có lời khuyên với các đơn thuốc chỉ định dùng thuốc nước với liều dưới 5ml, cần cung cấp thuốc có kèm bơm hút nhỏ giọt chia thể tích để lấy thuốc theo giọt. Còn trẻ lớn hơn, dùng dạng thuốc nước có cung cấp cốc chia độ để lường thể tích thuốc. Thầy thuốc cần chỉ định hoặc dược sĩ ở nhà thuốc chỉ dẫn các bậc cha mẹ dùng dạng thuốc lỏng thích hợp cho trẻ. Rất cần thông báo cho phụ huynh không cho thuốc vào bình sữa vì có thể gặp tương tác thuốc với sữa hoặc thiếu liều do trẻ không bú hết sữa.
Lưu ý không để thuốc ở tầm tay với của trẻ. Nếu thuốc là dạng rắn trẻ cứ tưởng đó là kẹo, còn dạng lỏng trẻ cho rằng đó là si rô giải khát cứ lấy uống bừa và chuốc lấy nguy hiểm.
Đặc biệt, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo các nhà sản xuất dược phẩm không nên dùng nhiều cồn hay quá nhiều đường trong dạng bào chế thuốc lỏng cho trẻ, vì cồn là rượu không tốt cho sức khỏe và đường dùng quá nhiều không tốt về mặt dinh dưỡng.
Việc phân liều thuốc cho trẻ
Trẻ con không phải là người lớn thu nhỏ nên liều thuốc cho trẻ phải tính trên nhiều yếu tố : tuổi, cân nặng, diện tích cơ thể, và tính cả sự kém chức năng gan, thận của chính lứa tuổi này (trong các yếu tố này, tuổi được xem ít quan trọng nhất vì tình trạng suy dinh dưỡng làm cho tuổi không còn biểu diễn đúng tình trạng sinh lý của trẻ).
Cách tính liều cho trẻ thông thường được tính theo số mg thuốc/kg cân nặng. Thí dụ, thuốc kháng sinh erythromycin được ghi liều uống 50mg/kg mỗi ngày, trẻ nặng 20kg sẽ uống 1.000mg erythromycin mỗi ngày (liều này có thể chia ra 4 lần trong 24 giờ, mỗi lần uống 250mg).
Thuốc độc tính cao (như thuốc trị ung thư) tính theo số mg thuốc/m2cơ thể. Trong bệnh viện, người ta có bảng tính để từ cân nặng và chiều cao của trẻ sẽ tính ra diện tích cơ thể trẻ, để từ đó các thầy thuốc tính liều dùng cho trẻ.
Đối với ta hiện nay, có tình trạng khá phổ biến là phải dùng dạng thuốc dùng cho người lớn và từ liều người lớn phân nhỏ ra tính liều cho trẻ. Phải xem việc làm này là bất đắc dĩ và chỉ nên áp dụng đối với thuốc thông thường có rất ít độc tính, gần như vô hại đối với trẻ.
Nếu phải dùng thuốc dành cho người lớn và thuốc rất ít độc tính (thí dụ như thuốc hạ sốt paracetamol), người dược sĩ ở nhà thuốc có thể tính liều lượng cho trẻ như sau :
- Trẻ từ 1 - 3 tuổi: dùng 1/6 - 1/3 liều người lớn.
- Trẻ từ 3 - 12 tuổi: dùng 1/3 - 2/3 liều người lớn.
- Trẻ trên 12 tuổi: dùng 3/4 liều người lớn.
Cần nhấn mạnh thêm việc dùng thuốc viên nén của người lớn bẻ nhỏ, cà nhuyễn hoặc dùng dụng cụ nghiền thuốc để phân liều, giúp cho trẻ dễ uống là việc chẳng nên làm. Nên lưu ý, thuốc dạng viên nén, viên nang trong nhiều trường hợp phải giữ nguyên vẹn viên khi uống, nếu phân nhỏ, tháo nang có khi là có hại.
Việc phân loại thuốc theo mức độ an toàn cho trẻ
Đối với các đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai hay trẻ con, thường có 3 mức độ an toàn trong sử dụng thuốc. Đó là: thuốc được phép dùng, thuốc thận trọng chỉ dùng khi thật cần thiết, thuốc tuyệt đối không dùng (thường ghi trong phần Chống chỉ định). Nay có 5 mức độ an toàn được sử dụng gọi là Hệ thống phân loại thuốc A, B, C, D và X trong Nhi khoa đã được Cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA )xét duyệt như sau:
- Loại A: đã thử lâm sàng đầy đủ chứng minh không có nguy cơ gây tai biến cho trẻ.
- Loại B: thử lâm sàng chưa đầy đủ nhưng không có dữ kiện nào cho thấy có nguy cơ gây tai biến cho trẻ.
- Loại C: đã có nguy cơ gây tai biến cho trẻ được ghi nhận ở một loại thuốc cùng nhóm điều trị hoặc có tính chất tương tự.
- Loại D: thử lâm sàng chưa đầy đủ và không có dữ kiện cho thấy có nguy cơ gây tai biến cho trẻ, tuy nhiên đã có một thứ thuốc khác chứng tỏ an toàn hơn trong sự lựa chọn.
- Loại X: thử lâm sàng đầy đủ chứng minh có nguy cơ gây tai biến cho trẻ (Chống chỉ định tuyệt đối).
Loại A là thuốc có thể chỉ định sử dụng. Loại B, C, D là thuốc có thể chỉ định trong trường hợp quá cần thiết nhưng phải cân nhắc thật kỹ giữa lợi ích điều trị và nguy cơ gây hại. Loại C phải cân nhắc kỹ hơn B, còn D có thể gây hại hơn B và C, và tốt nhất không nên dùng D. Riêng X là thuốc chống chỉ định hoàn toàn.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
Hiện nay, Miền Bắc đang vào mùa Đông Xuân. Đặc biệt vào 2,3 ngày nay, nhiệt độ xuống rất thấp. Thời tiết lạnh, ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển. Chúng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi hít thở, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi, mắc bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, sử dụng corticoid kéo dài), sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh.
Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế. Trong đó, Bộ đề xuất quy định về cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1.1. 2025
Chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1.1. 2025 Ngày 30/11/2024 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 173/2024/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Bộ Y tế công bố 62 bệnh hiếm, hiểm nghèo không cần giấy chuyển tuyến được hưởng BHYT 100%
Ngay trong ngày đầu tiên của năm 2025, GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024, trong đó có danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện, người bệnh vẫn được hưởng 100% mức hưởng BHYT.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổng kết công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2024
Chiều ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh