Thuốc lá điện tử ảnh hưởng sức khỏe như thế nào?
1. Mối tiềm ẩn giữa đốt cháy với bốc hơi
Phần lớn, mối nguy hiểm của các loại thuốc lá truyền thống không phải là nicotine, mà chính là khói khi đốt (combustion), kể cả lá thuốc lẫn cellulose giấy quấn và các thành phần khác, phát sinh ra hóa chất độc hại như: aldehyde, carbon monoxide, các gốc tự do và kim loại nặng... Đây chính là hỗn hợp có thể gây ung thư, bệnh tim và phổi.
Theo giáo sư y khoa Stanton Glantz, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Giáo dục thuốc lá (CTRE) thuộc Đại học California, San Francisco thì thay vì dùng lửa, thuốc lá điện tử (E-cigarette) lại sử dụng pin để “đốt”, chính xác hơn là bốc hơi (vaporization) một hỗn hợp nicotin, glycerol hoặc propylene glycol, hương liệu và các tạp chất khác. Quá trình bốc hơi xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn nhiều so với đốt cháy, vì vậy, nghe qua có vẻ hợp lý, không sinh các chất độc giống như thuốc lá điếu truyền thống. Nhưng người dùng không chỉ hít nicotine và hơi nước mà trong quá trình hâm nóng (gia nhiệt dịch lỏng của thuốc) sẽ tạo ra rất nhiều andehit và các hạt siêu mịn cực kỳ nguy hiểm. Nguy cơ ung thư có thể thấp hơn so với thuốc điếu thông thường, nhưng ảnh hưởng của các hạt siêu mịn và aldehyde lên sức khỏe là rất lớn, đặc biệt tới phổi, không khác gì thuốc lá điếu truyền thống.
Mối nguy hiểm của các hạt siêu mịn này có thể gây viêm phổi tỉ lệ thuận với thâm niên hút thuốc. Theo một nghiên cứu gần đây, các tế bào máu trắng được nuôi trong phòng thí nghiệm nếu tiếp xúc với hợp chất gây viêm gây có trong thuốc lá điện tử sẽ phát sinh nhiều hiệu ứng bất lợi cho nhiều bộ phận trong cơ thể. Các hạt siêu bụi của thuốc lá điện tử, trong không khí ô nhiễm có thể làm tăng độ dính kết của máu, dẫn đến tắc động mạch và gây bệnh tim. Theo một nghiên cứu vừa coogn bố trên tạp chí Addiction, trong khói của E-cigarette còn có chứa formaldehyde, hợp chất dễ gây ung thư. Chưa hết, hút thuốc ở nhiệt độ quá cao còn gây ra hiện tượng có tên “phun khô”, rất khắc nghiệt và khó chịu, lâu dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi và hệ thống hô hấp chung của cơ thể.
2. E-cigarette chứa nhiều phụ gia nguy hiểm
Đến nay E-cigarette đã có thâm niên lưu hành trên 10 năm, điều này làm cho các phụ tùng đi kèm cũng được “tiến hóa” chóng mặt. Thế hệ E-cigarette đầu tiên trông giống như thuốc lá truyền thống (còn được gọi là cigalikes), nhưng lượng nicotin nhập vào máu không tốt như thuốc lá truyền thống. Thế hệ E-cigarette mới cung cấp lượng nicotine vào máu tương đương thuốc lá điếu, điều này có thể giúp người hút có thể bỏ được thuốc lá, nhưng theo hầu hết các nghiên cứu ở thế hệ E-cigarette thứ hai và thứ ba cho thấy chúng có thể gây viêm nhiễm mãn tính. Ngoài ra, E-cigarette còn sử dụng một số hương liệu, tạp chất mà thuốc lá truyền thông không có. Ví dụ như hương liệu dùng trong các dịch lỏng tăng cường cho thuốc lá. Mặc dù các phụ gia tạo hương vị đều nằm trong danh mục được FDA chấp thuận, nhưng còn nhiều phụ gia không được kiểm chứng đầy đủ nên khi hít vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống hô hấp.
Có một ngoại lệ đáng chú ý về diacetyl, hóa chất chính làm tăng mùi quyến rũ cho E-cigarette. Nó cũng là một sản phẩm phụ trong nhiều loại thực phẩm khác như trong bơ, trong bia, nếu ăn thì an toàn, nhưng hít vào thì ngược lại, gây tắc nghẽn tiểu phế quản, hay còn gọi là hiện tượng phổi bỏng ngô. Diacetyl không chỉ trong hương vị như bơ mà nó còn có hương vị như quả mọng. Theo một nghiên cứu công bố cuối năm 2014 cho thấy, diacetyl chỉ là 1 trong 39 hương vị của E-cigarette. Diacetyl có mặt trong khói thuốc lá với mức cao hơn so Diacetyl phóng không ở các cơ sở nổ bỏng ngô. Chưa hết, còn nhiều hợp chất trong hương liệu có trong E-cigarette ảnh hưởng đến phổi vẫn chưa lộ mặt. Theo nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của CTRE, hút thuốc lá điện tử làm suy yếu, triệt tiêu gen liên quan đến hệ thống miễn dịch. Người dùng E-cigarette có số lượng gen bị ức chế cao gấp nhiều lần so với nhóm không hút thuốc, nên hệ thống miễn dịch của họ suy yếu nhanh hơn.
3. Bỏ thuốc, giải pháp tối ưu cho mọi người
Phải nói ngay rằng, bỏ thuốc là điều ai cũng mơ ước nhưng thực hiện không hề đơn giản. Nicotin không chỉ gây nghiện rất cao theo nghĩa đen mà còn đầu độc não bộ ngay từ những ngày đầu mới làm quen với thuốc lá nên việc bỏ thuốc, nhất là khi có thâm niên lâu lại càng khó. Những người muốn cai thuốc có thể áp dụng một vài lựa chọn như bỏ đột ngột, bỏ từ từ, sử dụng liệu pháp thay thế nicotine, hoặc Chantix.
Thay thế nicotine là liệu pháp sử dụng miếng dán nicotin hay kẹo cao giúp người hút tiếp nhận được lượng nicotin cố định, giảm dần đến cho đến lúc có thể bỏ được. Theo nghiên cứu từ những năm 90, nhiều người bỏ được thuốc nhờ liệu pháp này mà không cần sự giúp đỡ của bác sĩ, trong 6 tuần giảm được 15%, 24 tuần giảm được hơn 10%, tuy nhiên để hiệu quả hơn thì sự quyết tâm của người trong cuộc đóng một vai trò quan trọng. Ngoài ra, còn phải kể đến sự hỗ trợ của trị liệu nhóm, tư vấn của chuyên môn, và hỗ trợ của những người xung quanh. Liệu pháp thay thế giúp tăng cường cơ hội bỏ thuốc từ 50 - 70%, vì vậy, nếu ai muốn bỏ đột ngột mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ bên ngoài thì cơ hội bỏ thuốc chỉ đạt 8%. Cũng có ý kiến cho rằng, nên dùng Chantix hoặc liệu pháp thay thế nicotine, bổ sung bằng bước chuyển tiếp E-cigarette, cộng với nghị lực bản thân sẽ giúp người trong cuộc thành công trong việc cai thuốc.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
Hiện nay, Miền Bắc đang vào mùa Đông Xuân. Đặc biệt vào 2,3 ngày nay, nhiệt độ xuống rất thấp. Thời tiết lạnh, ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển. Chúng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi hít thở, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi, mắc bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, sử dụng corticoid kéo dài), sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm