Thuốc lá điện tử: “Bệnh dịch” mới đáng báo động
Mấy tuần trước CDC - Trung tâm Kiểm soát - Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ khuyến cáo Cẩn thận với thuốc lá điện tử (vaping) vì càng ngày càng xuất hiện nhiều hơn các trường hợp viêm phổi, suy hô hấp do thuốc lá điện tử, hiện nay đã lên đến hàng trăm ca, thậm chí có người đã tử vong đặc biệt tăng vọt trong thời gian gần đây.
Nghiêm trọng hơn, Sở Y tế thành phố Milwauke ra khuyến cáo dân chúng nên lập tức ngưng hút cần sa lỏng và dầu CBD (Cannabidiol) bằng thuốc lá điện tử vì đã có 16 trường hợp phải nhập viện. Ngày 30/8/2019, Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) cũng đã có khuyến cáo về vấn đề này. Hiện số lượng người mắc bệnh phổi đã lên tới 530 và số người chết đã lên tới 8 nhưng sẽ còn tiếp tục tăng lên.
Thuốc lá điện tử có từ năm 2003, và ngày càng được sử dụng nhiều hơn, nhất là trong giới trẻ. Ban đầu thuốc lá điện tử ra đời nhằm mục đích giúp những người muốn cai thuốc lá hay giảm thiểu sự độc hại của thuốc lá truyền thống. Trên một số nghiên cứu cho thấy thuốc lá điện tử với dung dịch chứa nicotine thải ra ít chất độc hại so với thuốc lá truyền thống, đơn cử như chất nitrosamines trong thuốc lá nhiều hơn 1.400 - 1.800 lần so với thuốc lá điện. Thế nhưng cái gì có lợi cũng hay kèm theo một nguy cơ khác. Thỉnh thoảng vẫn có một số trường hợp viêm phổi do thuốc lá điện.
Lipid được tìm thấy trong phổi người hút
Trong các trường hợp viêm phổi liên quan đến thuốc lá điện, nguyên nhân được tìm thấy là do lipid. Viêm phổi lipid (lipoid pneumonia) là loại viêm phổi khi phế nang phổi có nhiều chất lipid nội sinh hay từ bên ngoài. Bệnh này hay gặp ở người già uống nhiều thuốc nhuận trường hay thuốc ho cảm có dầu (mineral oil) và vô tình hít sặc vào phổi.
Trong một trường hợp được báo cáo trên tạp chí Y khoa Anh quốc (BMJ), một phụ nữ 34 tuổi bị viêm phổi nặng, suy hô hấp phải nhập viện, hình ảnh CT scan cho thấy có nhiều đốm tròn trắng trong phổi, khi rửa nhu mô phổi để thu thập tế bào xét nghiệm thấy hình ảnh các thực bào chứa đầy mỡ.
Mỡ khi vào trong phổi, cơ thể không thể tự hấp thu mà phải nhờ các thực bào “ăn” chúng từ từ. Quá trình này tạo ra phản ứng viêm và làm phù nề, dày thành phế nang, phế quản gây viêm phổi.
Viêm phổi lipid không có thuốc đặc trị, chủ yếu là hỗ trợ người bệnh với oxy, kháng viêm bằng corticoid, rửa phổi, thở máy và chờ đợi người bệnh tự hồi phục, có người phải mang theo bình oxy khắp nơi nhiều tháng liền.
Mọi người hay nghe nói gan nhiễm mỡ làm viêm gan, điều này cũng giống như phổi nhiễm mỡ làm viêm phổi lipid. Cách trị duy nhất là lấy mỡ ra khỏi phổi, nhưng hiện nay vẫn chưa có cách nào hiệu quả.
Và những thứ độc hại khác
Trong khi truy tìm nguồn gốc mỡ trong phổi của bệnh nhân, thứ duy nhất có thể được quy trách nhiệm là thuốc lá điện tử cô đang hút. Trong thuốc lá điện tử có thành phần glycerol, glycerine là chất có vị ngọt được chiết xuất từ dầu thực vật, khi bị đốt cháy, chúng tạo ra những hạt cực nhỏ trong khói thuốc vào trong phổi và lắng đọng ở đó, từ đó gây ra viêm phổi.
Ngoài glycerine, để tạo mùi vị cho thuốc lá điện tử, người ta còn thêm vào các chất tạo mùi vị khác, trong đó điển hình là chất di-acetyl có trong nhiều chất tạo mùi trái cây, dừa, caramel,… Chất này là thủ phạm gây viêm phế quản tắc nghẽn ở hàng ngàn công nhân làm trong xưởng sản xuất popcorn dùng cho lò vi sóng, nhiều tới mức bệnh này có biệt danh là phổi popcorn (popcorn lung).
Mặc dù các nhà sản xuất hay phủ nhận việc có hóa chất độc hại trong thuốc lá điện tử, nhưng trong một nghiên cứu của ĐH Havard (Mỹ), trong 51 mẫu thuốc lá điện tử có chất tạo mùi, 47 mẫu có chứa 1 trong 3 hóa chất độc hại cho phổi là diacetyl, acetoin và 2,3-pentanedion (>75%). Trong đó có tới 39 mẫu có diacetyl, các mùi thường gặp là vanilla, dừa, maple và các mùi khác nữa.
Viêm phổi lipid do thuốc lá điện đã được ghi nhận trong nhiều trường hợp như cô gái 25 tuổi phải đeo bình oxy nhiều tháng và người cha của 3 đứa con ở tiểu bang Utah hôn mê vì suy hô hấp.
Dĩ nhiên không phải ai hút thuốc lá điện tử cũng sẽ mắc bệnh viêm phổi lipid, tùy theo hút nhiều hay ít, chất lượng thuốc, thành phần thuốc. Mặc dù bệnh này khá hiếm, tuy nhiên, gần đây đã ngày càng xuất hiện nhiều hơn.
Điều đáng lo ngại là với sự bùng nổ của trào lưu hút thuốc lá điện tử với cần sa dạng lỏng, dầu CBD (là dẫn xuất từ cây cần sa) đã đưa đến sự bùng nổ viêm phổi, suy hô hấp do thuốc lá điện trong thời gian gần đây. Đây là các dung dịch dạng dầu, gần như hoàn toàn không được kiểm soát về chất lượng và thành phần, không ai biết các nhà sản xuất dùng nguyên liệu, chất bảo quản, chất tạo mùi gì.
Hầu hết các trường hợp mới đều liên quan tới hút cần sa lỏng hay dầu CBD, trong đó một số trường hợp có hình ảnh của viêm phổi lipid. Do sự tăng nhanh đột ngột, các cơ quan y tế đã đồng loạt ra khuyến cáo về nạn dịch mới này. Các trường hợp bệnh xảy ra với nhiều loại thuốc lá khác nhau từ nhiều hãng khác nhau và vẫn còn chưa được hiểu rõ hoàn toàn.
Hiện nay một số siêu thị lớn tại Mỹ đã ngưng bán thuốc lá điện tử và tiểu bang Michigan là tiểu bang đầu tiên ra luật cấm thuốc lá điện tử có chất tạo mùi. Chưa kể loại thuốc lá mới này còn có nguy cơ bị nổ như một thanh niên ở Mỹ mấy tháng trước bị gãy 7 cái răng và bể xương hàm dưới vì thuốc lá điện tử nổ khi đang hút.
Nếu bạn đang hút thuốc lá điện tử và có triệu chứng ho, đàm kéo dài, đau ngực, khó thở nhất là khi vận động, ho ra máu, sốt nhẹ kéo dài, đổ mồ hôi ban đêm, sụt cân, hãy ngưng hút ngay lập tức và đi khám tại cơ sở y tế gần nhất.
Nhớ đem theo thuốc lá điện tử mình đang hút để nhân viên y tế có thể thu thập thông tin về thành phần thuốc và thiết bị bạn đang sử dụng.
-Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các sản phẩm thuốc lá đều độc hại với sức khỏe và đến nay ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy thuốc lá điện tử gây nguy hại đối với sức khỏe cộng đồng tương tự thuốc lá điếu thông thường.
-Thuốc lá điện tử là các thiết bị hoạt động bằng pin, chúng có dạng hình trụ và được làm giống như điếu thuốc lá. Cấu tạo thuốc lá điện tử gồm 4 phần: đầu ngậm trong có chứa bình đựng chất lỏng, tiếp theo là bộ phận làm nóng, pin và đèn LED.
-Thành phần của chất lỏng sử dụng trong thuốc lá điện tử thường bao gồm: nicotine, nước, propylene glycol, glycerine, hương liệu, một số chất hóa học và các chất kim loại nặng gây nguy hại đối với sức khỏe và có khả năng gây ung thư. Khi người dùng hít một hơi, đèn LED sẽ phát sáng giống như điếu thuốc lá đang cháy đồng thời pin sẽ được kích hoạt bộ phun bên trong, làm nóng dung dịch và tạo ra dạng phun sương mà người dùng có thể hít vào và thở ra như hút thuốc lá điếu thông thường. Hàm lượng nicotine sẽ đạt từ 24 - 36mg/ml khí thở.
-WHO cũng khuyến cáo, nhiều nước trên thế giới đã có người chết hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến thuốc lá điện tử. Một số quốc gia đã cấm toàn diện loại hình thuốc lá này.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Hiến tạng cứu người - Gửi lại đời sự sống
Mỗi ngày, có hàng ngàn người bị suy tạng giai đoạn cuối vẫn đang chờ đợi để được ghép tạng, chờ một phép màu đến với họ, đó là có được nguồn tạng từ người hiến tặng sau khi qua đời hoặc chết não. Nhiều người bệnh tưởng chừng chẳng còn hy vọng được sống tiếp nhưng nhờ nhận được tạng hiến, họ kéo dài sự sống thêm hàng chục năm, sống vui với gia đình.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.