Thuốc trị bệnh dịch hạch
Bệnh dịch hạch
Bệnh dịch hạch có từ lâu, trên thế giới có 3 đại dịch lớn xảy ra từ thế kỉ 14 - 17 làm chết hàng triệu người. Nguồn bệnh chủ yếu là chuột, thông qua côn trùng trung gian là bọ chét. Vi khuẩn xâm nhập cơ thể qua vết bọ chét đốt, qua tiếp xúc trực tiếp mô hoặc bệnh phẩm có vi khuẩn, qua đường hô hấp (bệnh nhân dịch hạch thể phổi).
Thời kì ủ bệnh từ khoảng 1-15 ngày mà không triệu chứng gì, sau đó là thời kì toàn phát với biểu hiện nhiễm khuẩn, nhiễm độc và nổi hạch. Bệnh nhân sốt cao liên tục, mắt đỏ sung huyết, có thể có nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đái ít, nếu nặng, bệnh nhân có thể mê sảng. Hạch sưng ở bẹn, nách, cổ. Hạch rắn, tròn, di động và rất đau. Bệnh nhân có thể đau ngực, ho khan, thở nhanh, tím tái và có thể bệnh tiến triển nặng thành nhiễm khuẩn huyết. Để chẩn đoán xác định, cần phân lập tìm vi khuẩn dịch hạch trong da, hạch, máu, đờm bằng phương pháp nhuộm, nuôi cấy, xét nghiệm chẩn đoán huyết thanh và các xét nghiệm giúp đánh giá tình trạng nặng của bệnh
Trực khuẩn Pastuerella pepsis gây bệnh dịch hạch.
Và thuốc trị
Khi bệnh nhân có biểu hiện của bệnh, cần nhập viện ngay. Điều trị dịch hạch cần bắt đầu ngay khi nghi ngờ bệnh mà không cần chờ kết quả xác định dịch hạch từ phòng thí nghiệm. Các thuốc điều trị được lựa chọn là kháng sinh nhóm aminoglycosides (streptomycin, gentamycin), nhóm tetracyclines (tetracyclin, doxycycline), nhóm fluoroquinolones (ciprofloxacin, levofloxacin), nhóm sulfonamides (trimethoprim-sulfamethoxazole) và cloramphenicol. Đây là các kháng sinh tương đối rẻ tiền. Khi điều trị bệnh, việc lựa chọn kháng sinh, phối hợp kháng sinh phụ thuộc vào: chức năng thận, bệnh nhân có dung nạp với kháng sinh hay không, tác dụng phụ của thuốc, tuổi (người lớn, trẻ em), giới (phụ nữ mang thai), tình trạng bệnh.
Streptomycin và gentamycin là kháng sinh thuộc nhóm aminoglysosides, trong đó streptomycin là kháng sinh hiệu quả nhất trong điều trị dịch hạch, nó có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với kháng sinh khác (streptomycin phối hợp chloramphenicol hoặc tetracyclines). Với hai kháng sinh này cần thận trọng với trường hợp bệnh nhân suy giảm chức năng thận.
Chlopheramphenicol có thể dùng thay thế hoặc kết hợp với aminoglycosides trong một số tình trạng bệnh, chloramphenicol có tác dụng phụ nguy hiểm là suy tủy và hội chứng xám ở trẻ nhũ nhi.
Nhóm tetracyclines có thể sử dụng kết hợp với aminoglycosides hoặc dùng đơn độc, chú ý rằng kháng sinh nhóm này ảnh hưởng đến sự phát triển răng và xương của thai nhi, cần thận trọng với phụ nữ có thai và trẻ em dưới 8 tuổi.
Nhóm fluoroquinolones bao gồm ciprofloxacin và mới đây là levofloxacin được FDA Hoa Kỳ cấp phép cho sử dụng để điều trị dịch hạch, tuy nhiên, chú ý thận trọng sử dụng nhóm này vì thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng đến khớp và phát triển sụn.
Phụ nữ mang thai và trẻ em là hai nhóm đối tượng mà việc điều trị nên được cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ do tác dụng phụ của thuốc, nhóm aminoglycosides được coi là an toàn và hiệu quả trên hai đối tượng này.
Cùng với việc điều trị bệnh bằng kháng sinh, cần kết hợp với điều trị các triệu chứng của bệnh: hạ sốt, giảm đau, truyền dịch, chống toan huyết, chống suy đa phủ tạng, hồi sức tích cực trong những thể nặng. Trong thể dịch hạch, nếu điều trị muộn, hạch hóa mủ khi đó cần chích rạch và tháo mủ mới đỡ sốt và khỏi được.
Khi phát hiện bệnh, cần cách ly bệnh nhân ngay, thực hiện các biện pháp chống lây nhiễm trong bệnh viện, thông báo với chương trình vệ sinh phòng dịch để tiến hành các biện pháp chống dịch, tiến hành khử trùng tẩy uế ổ dịch, diệt chuột, diệt bọ chét. Người tiếp xúc bệnh nhân cần dùng kháng sinh dự phòng nhóm tetracyclines hoặc cloramphenicol.
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Tổ chức thành công diễn tập phòng chống bệnh Dại tại huyện Bình Liêu
Ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức chương trình diễn tập Phối hợp liên ngành trong điều tra, xử lí ổ dịch dại trên người và động vật tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh
Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 14.287 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi trong đó 04 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi, so với cùng kỳ năm 2023 số mắc cao hơn 42 lần. Tại Quảng Ninh từ đầu năm đến nay ghi nhận 04 trường hợp mắc sởi trong đó tại Đầm Hà (02 ca), Hải Hà (01 ca), Hạ Long (01 ca).
Bệnh liên cầu lợn
Bệnh liên cầu lợn thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh. Tỷ lệ tử vong có thể đạt đến 7%.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025