Thuỷ đậu - không nên chủ quan
Thuỷ đậu - không nên chủ quan
Bệnh thuỷ đậu xảy ra quanh năm, thường tập trung vào tháng 2 đến tháng 6 hằng năm. Chỉ riêng tại BV Bệnh Nhiệt đới đã tiếp nhận và điều trị hàng chục trường hợp bệnh mỗi ngày – trong đó số mắc trên bệnh nhân người lớn đang có dấu hiện tăng nhanh. Tuy bệnh không nguy hiểm như bệnh tay chân miệng, nhưng bệnh vẫn còn là mối quan ngại không nhỏ đối với sức khoẻ cộng đồng bởi tính chất lây lan và những biến chứng nặng nề do bệnh gây ra.
Bệnh rất dễ lây lan
Bệnh thuỷ đậu là một bệnh truyền nhiễm rất dễ lây, do virut Varicella Zoster gây ra, có khả năng gây thành đại dịch. Người là nguồn lây bệnh duy nhất của bệnh thuỷ đậu, lây chủ yếu bằng đường hô hấp qua những giọt nước bọt bắn ra từ người bệnh khi họ hắt hơi, nói chuyện.
Biểu hiện của bệnh
Triệu chứng xuất hiện từ 14 đến 15 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian từ 10 – 21 ngày. Thuỷ đậu biểu hiện bằng sốt nhẹ, kèm ớn lạnh, đôi khi sốt cao, cảm giác mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, chán ăn và phát ban (thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh).
Một số rất ít trường hợp, bệnh nhân có thể bị bệnh mà không thấy phát ban. Ban thuỷ đậu thường dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu, sau đó phát triển thành mụn nước, vỡ ra thành vết lở rồi đóng vảy. Thường phát ban đầu tiên ở da đầu, xuống thân hình (nơi ban trổ nhiều nhất), sau cùng xuống đến tay chân. Những phần da nào sẵn bị kích ứng như hăm tã, eczema, cháy nắng…. thường bị thuỷ đậu tấn công nặng nhất. Ban thuỷ đậu thường rất ngứa.
Hãy chăm sóc và điều trị đúng cách
Trước tiên, người bệnh phải được cách ly, theo dõi tại một cơ sở điều trị, tại nhà hoặc tuỳ theo độ nặng của bệnh trong sốt thời gian từ khi bắt đầu cho đến khi bong hết vẩy, người bệnh phải nghỉ học hay nghỉ làm 7-10 ngày. Những người chăm sóc trẻ ốm phải mang khẩu trang, tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch nốt phỏng, phải rửa tay sạch bằng xà phòng. Áo quần, khăn mặt... người bệnh cần được ngâm giặt bằng xà phòng, phơi nắng, là (ủi). Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được thăm nom hay chăm sóc người bệnh.
Giữ cho da của trẻ luôn sạch sẽ, giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay, trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột tan hoặc phấn rôm vô khuẩn khắp người để trẻ đỡ ngứa, tránh gãi, vì gãi làm nốt phỏng bị vỡ, bội nhiễm vi khuẩn.
Trong suốt thời kỳ bị bệnh, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn đồ dễ tiêu, không nhất thiết phải ăn kiêng khem trừ khi trẻ bị dị ứng với loại thực phẩm nào đó. Đặc biệt nên cho trẻ ăn đồ loãng, uống nhiều nước để bù lại nước cho trẻ bị mất nước khi mụn vỡ, trợt.
Bệnh có khả năng phòng tránh
Một trong những biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất hiện nay là tiêm vắc xin phòng ngừa thuỷ đậu. Tất cả mọi người có cơ địa nhạy cảm (người chưa từng mắc bệnh thuỷ đậu, hay những người bị suy giảm miễn dịch), ở mọi độ tuổi, đều nên được chích ngừa bệnh thuỷ đậu nếu như không muốn virut thuỷ đậu tấn công gây bệnh cũng như những hệ luỵ do bệnh gây ra.
Cụ thể là nên chích ngừa khi trẻ được 9 tháng tuổi trở lên, trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi chỉ cần tiêm 1 liều dưới da. Trẻ trên 13 tuổi và người lớn: 2 liều, mỗi liều cách nhau 4-8 tuần. Tuy nhiên, khuyến cáo mới nhất của Mỹ cho thấy trẻ em chỉ chích 1 liều thì khả năng phòng bệnh chưa tuyệt đối. Do đó, với trẻ đã chích ngừa ở độ tuổi từ 12 đến 18 tháng tuổi, khi được từ 4-6 tuổi thì nên chích 1 lần nữa.
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Tổ chức thành công diễn tập phòng chống bệnh Dại tại huyện Bình Liêu
Ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức chương trình diễn tập Phối hợp liên ngành trong điều tra, xử lí ổ dịch dại trên người và động vật tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh
Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 14.287 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi trong đó 04 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi, so với cùng kỳ năm 2023 số mắc cao hơn 42 lần. Tại Quảng Ninh từ đầu năm đến nay ghi nhận 04 trường hợp mắc sởi trong đó tại Đầm Hà (02 ca), Hải Hà (01 ca), Hạ Long (01 ca).
Bệnh liên cầu lợn
Bệnh liên cầu lợn thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh. Tỷ lệ tử vong có thể đạt đến 7%.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh