Thủy đậu vào mùa: Phòng ngừa tốt để tránh biến chứng
Những triệu chứng khi mắc bệnh
Thời gian ủ bệnh trung bình 13 - 17 ngày; bệnh thủy đậu thường nặng hơn khi xảy ra ở người lớn và ở trẻ còn nhỏ, thời kỳ khởi phát kéo dài 24 - 48 giờ với biểu hiện sốt nhẹ và mệt mỏi; thời kỳ toàn phát ban mọc trước tiên vùng mặt và thân rồi có thể lan ra toàn bộ những phần còn lại của cơ thể. Ban có dạng bọng nước với đường kính 3 - 10mm trên đường viền da màu hồng. Ban chuyển từ bọng nước trong sang đục và đóng vẩy sau 24 giờ. Ban mọc nhiều đợt trên cùng một vùng da nên có nhiều dạng khác nhau từ nốt sần, bọng nước trong, bọng nước đục cho đến nốt vẩy. Bình thường, những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 - 5 ngày. Ở trẻ em thường kéo dài khoảng 5 - 10 ngày, dẫn đến việc phải nghỉ học hoặc nghỉ đến nơi giữ trẻ.
Dùng xanh methylen bôi lên các nốt thủy đậu của trẻ. |
Thủy đậu lây lan như thế nào?
Thủy đậu là một trong những bệnh rất dễ lây nhiễm, lây lan từ người sang người qua đường không khí khi hít phải các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp do người bệnh ho, hắt hơi thải ra hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất dịch của nốt phỏng, hoặc bị lây gián tiếp qua các vật dụng mới bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng hoặc niêm mạc.
Thời kỳ lây truyền thường 2 ngày trước phát ban và 5 ngày sau khi xuất hiện những bọng nước đầu tiên và không còn lây lan nữa khi các mụn nước khô vảy. Do dễ lây lan nên trường học, nhà trẻ, những nơi đông người là những nơi thuận lợi làm bùng phát dịch thủy đậu.
Cần cách ly triệt để người bệnh khoảng 1 tuần kể từ khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh. Sát khuẩn, tẩy uế quần áo người bệnh, đồ vật có khả năng bị nhiễm các chất tiết mũi họng, các bọng nước thủy đậu vỡ.
Biến chứng nguy hiểm
Khi các nốt phỏng vỡ ra, nếu không giữ vệ sinh có thể gây nhiễm khuẩn da tại chỗ và có thể bội nhiễm, thường gặp ở trẻ em; biến chứng tổn thương thần kinh trung ương bao gồm rối loạn ở tiểu não như chóng mặt, run, rối loạn ngôn ngữ. Biến chứng nặng hơn là viêm não, biểu hiện nhức đầu, co giật, rối loạn ý thức. Những trường hợp tổn thương thần kinh như liệt thần kinh và hội chứng Reye có thể xảy ra do dùng aspirin ở trẻ em kết hợp tổn thương gan và não khả năng gây tử vong nhiều hơn.
Các biến chứng nặng có thể xảy ra trên bệnh nhân AIDS, lupus, bệnh bạch cầu và ung thư, trên những bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch như các corticoid. Trẻ sơ sinh có mẹ bị thủy đậu ở 3 tháng cuối của thai kỳ sẽ chịu những nguy cơ cao của bệnh. Nếu mẹ phát bệnh thủy đậu 5 ngày trước hoặc 2 ngày sau khi sinh, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh có thể lên đến 30%.
Các biện pháp điều trị và phòng ngừa
Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, dùng thuốc sát khuẩn ngoài da xanh methylen kết hợp kháng histamin giảm ngứa; trong trường hợp tổn thương da mủ do tụ cầu dùng oxacillin hoặc vancomycin; nếu viêm phổi dùng kháng sinh cephalosporin thế hệ 3. Một số trường hợp bị bệnh thủy đậu có thể dùng acyclovir. Acyclovir là một thuốc kháng virut được sử dụng để rút ngắn thời gian của bệnh. Thuốc chỉ hiệu quả nếu được dùng sớm từ 1 - 2 ngày khi bắt đầu phát ban thủy đậu. Acyclovir thường được chỉ định cho những bệnh nhân có kèm theo một số bệnh nguy hiểm như lupus, đái tháo đường, người cao tuổi, bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Không được dùng aspirin hoặc những thuốc cảm có chứa aspirin cho trẻ em do nguy cơ xảy ra hội chứng Reye (một bệnh chuyển hóa nặng gồm tổn thương não và gan dẫn đến tử vong).
Với trẻ nhỏ, nên cắt sát móng tay để tránh tổn thương da do gãi và đề phòng nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát. Tắm thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng trung tính sẽ bớt ngứa. Ngoài ra, có thể bôi lên da các dung dịch làm dịu và làm ẩm như dung dịch calamine.
Theo khuyến cáo của Ủy ban An toàn Tư vấn Tiêm chủng của Mỹ, đối với trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi, tiêm 1 liều vắc-xin phòng bệnh thủy đậu và nên tiêm thêm liều thứ hai cách liều thứ nhất tốt nhất là 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng 4 - 6 tuổi để gia tăng hiệu quả bệnh và giảm việc mắc bệnh thủy đậu trở lại, mặc dù trước đó đã tiêm ngừa. Đối với trẻ trên 13 tuổi, thanh niên và người lớn, tiêm 2 liều cách nhau tốt nhất là sau 6 tuần. Đối với trẻ em và phụ nữ trước tuổi sinh sản nếu chưa bị bệnh thủy đậu rất cần tiêm vắc-xin phòng bệnh thủy đậu để giảm nguy cơ mắc bệnh và những tai biến nguy hiểm. |
CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do vi rút sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
Cúm mùa là bệnh lý cấp tính do nhiễm vi rút cúm tuýp A hoặc B, C gây ra. Bệnh dễ lây lan từ người sang người và gây ra các triệu chứng như sốt đột ngột, ho, nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và chảy nước mũi… Hầu hết các trường hợp mắc cúm mùa có thể hồi phục sau khoảng 1 tuần mà không gặp phải biến chứng nghiêm trọng, nhưng đối với người cao tuổi, đặc biệt là những người có bệnh lý nền, bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản