Tiếp năng lượng cho não bộ
Việc học hành, ôn bài mùa thi đại học, cao đẳng khiến não bộ các sĩ tử trở nên căng thẳng, mệt mỏi. Thực phẩm nào giúp cung cấp năng lượng cho não và tăng cường trí nhớ?
1. Chất béo. Theo ThS. Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thành phần của não bộ có đến 60% là chất béo. Trong đó DHA (Docosahexaenoic Acid) và ARA (Arachidonic Acid) là các thành phần lipid chính của não. Các phản xạ thần kinh, ghi nhớ... đều có sự tham gia của các chất béo. Nên chọn các chất béo có trong dầu thực vật như dầu đậu nành, đậu phộng, mè, dầu hướng dương... hoặc các loại chất béo trong động vật như dầu cá thu, cá basa, cá tra.
2. Chất đường. Chất đường cung cấp năng lượng cho hoạt động của não. Không giống như protein và chất béo, lượng dự trữ chất đường-bột trong cơ thể rất có hạn. Ví dụ khi vận động cơ thể không cung cấp đủ chất đường-bột sẽ gây ra hiện tượng thiếu năng lượng cho cơ bắp và mệt mỏi. Không những thế, nếu trong thực phẩm ăn uống hàng ngày thiếu ngũ cốc trong thời gian dài còn làm cho hàm lượng đường máu thấp đi, gây ra chóng mặt hoa mắt, tim loạn nhịp, chướng ngại chức năng não…nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê do đường máu thấp. Chất đường có trong các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột như cơm, bánh mì, ngô, khoai lang... các chất trên khi ăn vào sẽ chuyển hóa thành đường và cung cấp năng lượng cho hoạt động của não.
3. Chất đạm. Chất đạm (protein): Protein là vật liệu xây dựng nên các tế bào mô, cơ quan, cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho sự hình thành các dịch tiêu hóa, các nội tiết tố, các men và các vitamin. Khi thiếu chất đạm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể và não bộ. Các sỹ tử nên ăn nhiều đạm có trong cá, thịt, trứng, sữa, tôm, cua và các loại thủy sản… Đặc biệt là trứng vì ngoài chất đạm, trứng còn có chứa chất leucithine, vừa có tác dụng giải độc gan, vừa tạo nên chất dẫn truyền thần kinh cetylcholine giúp não hoạt động hiệu quả, nhớ lâu.
4. Các loại vitamin. Vitamin giúp cho não hoạt động tốt như vitamin nhóm B có trong ngũ cốc và các loại đậu, vitamin C có trong trái cây, rau quả, vitamin E có trong đậu phộng, giá sống, trứng, vitamin A có trong cà chua, bí đỏ, đu đủ, các khoáng chất như can xi, kẽm, Iod chứa trong các loại hải sản, tôm, cua...
5. Uống đủ nước. Bình thường mỗi người cần uống khoảng 1,5-2 lít nước/ngày. Tốt nhất là dùng nước đun sôi để nguội, nước chè xanh, nước vối… có tác dụng giải khát thanh nhiệt. Đồng thời nên chế biến các loại nước quả để uống vừa giải khát vừa bổ dưỡng như nước mơ, dứa, dừa, dưa hấu, thanh long, cam, xoài….
6. Tránh ngộ độc thực phẩm. Điều tệ hại nhất với các sỹ tử là bị ngộ độc thức ăn vì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có khả năng không có mặt ở phòng thi nếu ngộ độc nặng đến mức phải nhập viện. Vì vậy, bảo đảm vệ sinh khi chế biến thức ăn để tránh nhiễm khuẩn vào thức ăn đã được nấu chín là ưu tiên hàng đầu của các sỹ tử. Người đứng bếp cần phải thực hiện đầy đủ việc rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chế biến. Thức ăn cần nấu chín kỹ và nên ăn ngay sau khi nấu.
Theo TS Cao Thị Hậu, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, để phòng tránh ngộ độc do ăn phải rau quả nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, trước khi chế biến nên ngâm kỹ, rửa sạch từng lá, nhất là các kẽ lá cho thật sạch, gọt vỏ các loại quả ăn tươi. Riêng đối với các loại rau lá nhỏ như xà lách xoong, rau dền, bông cải thì nên pha vào nước rửa 1-2 muỗng cà phê muối để sâu bọ và côn trùng bò ra khỏi kẽ lá. Đối với các loại rau củ, trái cây, để nguyên củ, rửa sạch trước khi gọt vỏ. Rau quả phải ngâm ngập trong nước sạch 15-20 phút, rửa nhiều lần (ít nhất 3-4 lần) trong chậu nước đầy để loại trừ phần lớn các thuốc bảo vệ thực vật tồn dư, tức là loại trừ phần lớn nguy cơ ô nhiễm qua con đường rửa trôi. Khi nấu, tốt nhất là mở vung để loại trừ phần lớn dư lượng hoá chất thực vật còn sót lại qua đường bay hơi.
Ngoài ba bữa chính (phối hợp đa dạng các loại thực phẩm), các sỹ tử nên ăn thêm vài bữa phụ để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
Bộ Y tế công bố: “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030"
Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm; uống đủ nước hằng ngày; đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua, sử dụng; hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường, đồ uống có đường, có cồn... là những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
Tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp trẻ phòng ngừa và xử lý kịp thời các bệnh lý ở trẻ, để trẻ có thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
10 nguyên tắc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm. Đảm bảo thực hiện 10 nguyên tắc an toàn thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là giải pháp để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và gia đình.
Nguy cơ mắc bệnh thận do dùng đồ uống có đường khi tập luyện mùa nóng
Tập thể dục là một thói quen tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên nếu luyện tập ở thời tiết nắng nóng sau đó uống bù nước uống chứa đường sẽ gây hại cho thận.
Nên cho mì chính vào món ăn lúc nào?
Mì chính là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi ga đình, vậy nên cho mì chính vào lúc nào để món ăn giữ được vị thơm ngon?
7 thực phẩm giúp trẻ thông minh
Trứng, hải sản, rau xanh, thịt bò, sữa chua, các loại đậu và hạt, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ.
5 đồ uống buổi sáng tốt cho sức khỏe để bắt đầu ngày mới
Theo trang Boldsky, bắt đầu ngày mới với loại đồ uống phù hợp giúp cải thiện sức khỏe về lâu dài. Trong khi nước lọc là lựa chọn tốt nhất để bắt đầu ngày mới, các loại đồ uống tốt cho sức khỏe khác cũng hữu ích và đảm bảo mức độ hydrat hóa lành mạnh.
11 loại thực phẩm giàu protein giúp giảm cân hiệu quả
Một số thực phẩm giàu protein vừa giúp tăng cường cơ bắp vừa hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân.
6 thực phẩm giúp giảm dị ứng theo mùa
Gừng, nghệ, hành, cam, quýt, các loại cá béo… có đặc tính chống viêm, chứa vitamin C giúp giảm viêm nhiễm, kích ứng, tăng cường sức khỏe cho người thường bị dị ứng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025