Tiểu tiện liên tục – Dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh
1. Ngưng thở khi ngủ
Những người mắc bệnh ngưng hay ngạt thở khi ngủ (có khi kéo dài tới trên 30 giây) nhưng khi khám lại không phát hiện ra, song nếu có dấu hiệu tiểu nhiều trong đêm thì đó chính là dấu hiệu mắc bệnh.
Tháng 3/2011, các nhà khoa học Israel đã kết thúc nghiên cứu ở nhóm đàn ông tuổi từ 55-75 bị bệnh phình đại tuyến tiền liệt lành tính (BPE), phát hiện thấy, có tới trên một nửa nhóm người này đi tiểu nhiều trong đêm và mắc chứng ngạt thở khi ngủ. Người mắc bệnh ngạt thở khi ngủ còn mắc phải một số căn bệnh khác như ngáy, buồn ngủ ban ngày. Với phát hiện trên, những người mắc bệnh tiểu nhiều trong đêm cần đi tư vấn bác sĩ, khám và điều trị bệnh ngừng thở khi ngủ.
2. Bệnh tiểu đường không kiểm soát
Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát sẽ gây tổn thương đến hệ thần kinh, gây mất cảm giác, không điều khiển cơ bắp dẫn đến đi tiểu nhiều, són tiểu. Nhằm giúp bàng quang làm việc tốt, những người có dấu hiệu không kiểm soát tiểu tiện nên đi khám, thay đổi lối sống, ăn uống cân bằng khoa học và dùng thuốc để đưa lượng đường huyết về ngưỡng tối ưu, hạn chế các biến chứng nan y do tiểu đường gây ra cho sức khỏe.
3. Suy giáp
Suy giáp không điều trị sẽ làm giảm chức năng tuyến giáp, ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển hóa và gây ra nhiều biến chứng, trong đó có các loại bệnh về bàng quang. Một trong những dấu hiệu bị bệnh bàng quang là đi tiểu nhiều. Hiện tượng suy giáp chỉ là hội chứng thứ 2 của bệnh về bàng quang, hội chứng thứ nhất là mệt bã người, tăng cân, da khô và rụng tóc. Nếu xuất hiện tình trạng suy giáp nên can thiệp ngay để hạn chế bệnh tiểu tiện nhiều.
4. Bệnh tiền liệt tuyến
Tuyến tiền liệt có hình nón nằm ngược bao quanh niệu đạo, đảm nhận vai trò tiểu tiện và sinh sản ở đàn ông, nhưng do tuổi tác tuyến này ngày càng phình to, ép niệu đạo (đường nước tiểu thoát ra) và tạo ra căn bệnh có tên là tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH), thường gặp ở độ tuổi 50, hay còn gọi là ung thư tuyến tiền liệt, ở nhóm trẻ tuổi hơn thì gọi là viêm tuyến tiền liệt.
Dấu hiệu dễ nhận thấy khi mắc bệnh là phải đi tiểu gấp, tiểu xong thường bị rơi rớt, khó đi tiểu, mót tiểu kể cả ban ngày lẫn ban đêm. Nên đi khám sớm và áp dụng phép kiểm tra PSA (phát hiện kháng thể tiền liệt tuyến đặc trưng).
5. Nhiễm trùng đường tiểu mạn tính
Nhiễm trùng đường tiểu mạn tính (Urinary tract infections) hay UTI là căn bệnh viêm nhiễm thường gặp thứ hai trên cơ thể con người, kể cả đàn ông lẫn đàn bà, nhưng thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn.
Dấu hiệu dễ nhận biết như buồn đi tiểu, đi tiểu buốt khó chịu, nước tiểu có màu đỏ, đục và đôi khi rất khai. Xuất hiện cả tình trạng sốt, đau cục bộ và buốt, áp lực cao. Nên đi khám bác sĩ nếu bị bệnh bác sĩ sẽ kê đơn dùng kháng sinh sẽ khỏi trong 1-2 ngày. Nếu vẫn tiếp tục mắc bệnh sẽ phải tăng liều. Những người mắc bệnh UTI lặp đi lặp lại cần khám kỹ để tìm ra nguyên nhân, có thể mắc bệnh tiểu đường hoặc dấu hiệu mang thai.
Phụ nữ mắc bệnh UTI mãn tính nên dùng băng vệ sinh, không nên dùng phương pháp thụt rửa, nên vệ sinh sạch sẽ sau khi đi tiểu tiện, sinh hoạt tình dục, tránh lạm dụng rượu bia, cà phê vì nó làm tăng bệnh cho bàng quang.
6. Tăng cân
Tăng cân đôi khi bị đổ lỗi cho nhiều lý do, nhưng người ta lại không biết rằng nó có liên quan đến sức khỏe bàng quang, bởi hai căn bệnh này lại có mối quan hệ mật thiết. Ví dụ, khi dư thừa trọng lượng, các cơ sàn chậu hông nơi đỡ hệ thống tiết niệu lại phải chịu áp lực quá lớn và lâu ngày bị suy yếu, đặc biệt là cơ tiết niệu, gây ảnh hưởng đến việc tiểu tiện, thậm chí nó bị vô hiệu ngay cả khi không đi tiểu, tạo ra hiện tượng rò rỉ nước tiểu (són tiểu) nhất là khi cười, hắt hơi...Hiện tượng này được chuyên môn gọi là són tiểu stress.
Ngoài ra những người dư thừa trọng lượng, béo phì cũng dễ mắc bệnh tiểu đường, tiểu nhiều trong ngày.
7. Viêm bàng quang kẽ
Viêm bàng quang kẽ hay còn gọi là hội chứng đau bàng quang, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống tình dục của phụ nữ, nguyên nhân đến nay khoa học vẫn chưa biết rõ. Nó đi kèm với hội chứng rối loạn giấc ngủ, đau nửa đầu, trầm cảm và các chứng đau khác, gây mệt mỏi kinh niên. Dấu hiệu dễ nhận thấy là đi tiểu liên tục, đau vùng chậu hông, tiểu tiện trên 7 lần/ngày. Ngoài ra nó còn gây đau khi có kinh, đau khi hoạt động tình dục, khi sức khỏe cơ thể suy giảm....
Cho đến nay căn bệnh này vẫn chưa có thuốc điều trị và vậy bác sĩ khuyến cáo nên thay đổi lối sống, duy trì cuộc sống khoa học, hạn chế thực phẩm gây kích thích bàng quang như rượu, bia và nhóm thực phẩm cay nóng.
8. Sa bàng quang
Sa bàng quang là căn bệnh thường gặp ở nhóm phụ nữ sau khi sinh, thường xuất hiện do cơ sàn chậu hông và dây chằng đỡ bàng quang bị suy yếu vì stress. Nếu mắc bệnh ho mạn tính như ở nhóm hút thuốc, nâng vật nặng béo phì, mãn kinh thì bệnh tình lại thêm trầm trọng. Hiện tượng thường thấy là đi tiểu liên tục, đi tiểu xong vẫn chưa thấy dễ chịu, đau bộ phận sinh dục, đau âm đạo và đau lưng.
Nếu ở thể nhẹ nên áp dụng liệu pháp luyện tập, ở thể nặng phải dùng liệu pháp thay thế estrogen, thậm chí cả phẫu thuật.
9. Ung thư
Ung thư có thể xuất hiện trong bàng quang, xương chậu thận, niệu đạo. Ung thư tế bào chuyển tiếp của bể thận và niệu đạo là căn bệnh khá phổ biến. Hiện tượng thường thấy của ung thư bàng quang là có máu trong nước tiểu, đau khi đi tiểu, cần đi tiểu gấp nhưng lại không có nước. Phần lớn ở đàn ông, khối u ung thư gây tắc đường nước tiểu và đôi khi đi tiểu không kiểm soát được. Khi xuất hiện các hiện tượng này cần đi khám bác sĩ và qua các phép thử test đặc biệt bác sĩ sẽ biết được khối u lành tính hay ác tính.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh