7/11/2012 | 8:45:27 PM

Tìm hiểu chứng “gối có gai”

Nhiều người ở độ tuổi ngũ tuần sáng dậy thấy gối cứng lại, đi lên xuống cầu thang càng đau nhiều hơn. Làm việc nhà một hồi thấy đỡ nhưng cứ lên giường ngủ một lúc là bị cái đau đánh thức dậy. Đến bệnh viện bác sĩ cho chụp đầu gối rồi bảo “gối có gai”.

Hình ảnh khớp khối khỏe mạnh và khớp gối có gai.

Gai khớp gối từ đâu ra?

Khớp gối là khớp lớn nhất cơ thể và chịu lực nén của toàn thân, giúp chuyển động nhịp nhàng khi ta đi lại và trụ vững khi ta đứng. Vậy tại sao khớp lại giở chứng khiến người ta đau? Bởi khoảng 30 tuổi trở đi sụn khớp (trong đó chứa chủ yếu là collagen type 2) bắt đầu bị thoái hóa. Quá trình thoái hóa này ban đầu rất âm thầm nên không ai để ý.

Phụ nữ mang thai, nuôi con, người béo phì, tiểu đường, buồng trứng “lên lão”, hormone suy giảm… đều là yếu tố thúc đẩy sụn khớp thoái hóa nhanh hơn.

Sụn bị ăn mòn, bề mặt trở nên lởm chởm, khi cử động sẽ nghe tiếng lạo xạo. Cơ thể phản ứng lại bằng cách mang can-xi đến đắp vào. Nhưng can-xi làm sao “vá” sụn được nên chúng tụ lại thành những cái ụ nhỏ mà chụp X-quang bác sĩ gọi là “gai”.

Tại sao khớp gối bỗng sưng?

Có nhiều người bị sưng khớp gối đến không đi lại được. Đó là tình trạng thoái hóa đi kèm với viêm khớp, mà gốc rễ là do sụn khớp bị hư tổn nhiều. Sụn khớp như một lớp đệm, trắng, trong như pha lê, vừa giúp khớp vận động trơn tru, vừa bảo vệ đầu xương. Sụn khớp đặc biệt không có mạch máu nuôi mà nó nhận chất dinh dưỡng của dịch khớp nằm ở trong màng bao khớp, hay còn gọi là bao hoạt dịch.

Khi sụn khớp không còn thời kỳ “con gái mơn mởn” mà bắt đầu… “xuống sắc” mới có chuyện. Bề mặt sụn khớp lồi lõm, các gai xương xuất hiện làm màng hoạt dịch bị viêm, tiết ra nhiều dịch chứa đầy khớp khiến khớp gối sưng tướng lên và khổ chủ chỉ còn một cách là nằm trên giường mà… khóc.

Nếu không chữa trị thì sẽ ra sao?

Tất nhiên khớp sưng tướng lên thì ai chả sợ, phải tìm gặp bác sĩ xương khớp gấp. Nhưng cứ đau âm ỷ thì nhiều người ráng xoa dầu nóng, nhờ con cháu bóp, nắn rồi làm việc. Dần dần khớp gối thoái hóa nhiều hơn thường vẹo đi làm người lớn tuổi có dáng đi vòng kiềng.

Nghiên cứu của Trường ĐH Pittsburgh, Mỹ (công bố năm 2011), có đến 85% người có dáng vòng kiềng bị viêm khớp mãn tính do cơ thể không được hỗ trợ đầy đủ, đầu gối có xu hướng khuỳnh sang hai bên khiến cơ thể di động kém và những cơn đau nhức làm hạn chế khả năng lao động. Những bệnh nhân này nếu kèm theo bị viêm nhiễm thì chỉ còn cách đành xin hưu non về ôm… cái gối.

Vậy thì nên chữa trị như thế nào?

Lâu nay chúng ta có nhiều cách như: bên trong uống thuốc giảm đau, bên ngoài xoa bóp, chườm nóng, rồi còn chích vào khớp. Hiện đại hơn là nội soi khớp, mài những chỗ lớm khởm của sụn, cắt những cái “gai”, ghép sụn lành vào chỗ bị “ăn mòn”… đều là những biện pháp tích cực. Ai bị nặng đến mức không đi được thì lên bàn mổ, đục khớp, thay bằng khớp nhân tạo.

Tuy nhiên, có một cách mà các bạn trẻ nên lưu tâm: khi bạn 30 tuổi cũng là lúc nên nghĩ đến việc chăm sóc sụn khớp để phòng ngừa thoái hóa. Có thể làm chậm quá trình thoái hóa này bằng việc bổ sung UC-II (collagen type 2 không biến tính) cho khớp. Còn các anh chị đã “lỡ” đau khớp gối cũng nên dùng UC-II bởi cái đau chỉ cho bạn là khớp đang bị mất collagen và thoái hóa từng ngày. Nếu bạn bị loãng xương thì dùng kèm can-xi, vitamin D. Chế độ ăn cần hạn chế muối, đường, dầu mỡ và tập luyện thường xuyên để khớp dẻo dai.

Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2018. Bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814