Tìm ra vắc xin chống lại virut chết người - Nipah
Loại virut mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng là “nguy cơ lớn đối với sức khỏe của cộng đồng”.
Virut Nipah là gì?
Theo WHO, loại virut Nipah này thường được biết đến với khả năng lan truyền trong tự nhiên bởi loài dơi ăn quả (thuộc chi Pterospus), tuy nhiên nó có thể lây nhiễm trên cơ thể lợn, các gia súc, vật nuôi hay trên người (qua đường lây nhiễm từ người sang người). Virut Nipah gây ra các hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh như chứng viêm não hay còn gọi là encephalityis. Các triệu chứng đặc trưng như đau đầu, sốt, chóng mặt, mất khả năng phát hiện phương hướng. Thậm chí người nhiễm virut này có thể nhanh chóng rơi vào trạng thái hôn mê trong vòng 48 tiếng kể từ khi xuất hiện các triệu chứng trên. Ngoài ra, virut Nipah còn gây nguy cơ tử vong đến 75% cho những người nhiễm bệnh.
Mới đây nhất, các trường hợp nhiễm virut Nepah được báo cáo xảy ra tại Kerala - một bang thuộc miền Nam Ấn Độ. Có chín người tử vong, 25 người nhập viện vì những triệu chứng tương tự với nhiễm virut Nepah. Những người này được cho đã ăn nhựa sống của cây chà là - vốn bị nhiễm độc virut từ loài dơi ăn hoa quả hoặc tiếp xúc với loại dơi này.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC): Virut Nipah là một loại mầm bệnh mới được phát hiện lần đầu vào năm 1999 trong đợt bùng phát dịch tại những trang trại nuôi lợn ở Malaysia và Singapore. Thời điểm các bệnh nhân ở Kerala, Ấn Độ nhiễm virut chưa có thuốc chữa trị hiệu quả và vắc-xin phòng ngừa căn bệnh này do đó các chuyên gia chăm sóc y tế chỉ cố gắng tập trung vào nhiệm vụ phòng chống lây nhiễm.
Bởi sự nguy hiểm và lây lan của loại virut này, WHO đã đưa việc tìm ra vắc-xin ngăn ngừa virut Nipah là một trong những ưu tiên cấp bách hàng đầu.
Virut Nipah có thể gây ra các ca nhiễm trùng phổi như viêm phổi, gây co giật, hôn mê và viêm não do nhiễm trùng não.
Vắc-xin phòng ngừa virut Nepah
Các chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu vắc-xin Jefferson ở Philadelphia, Mỹ đã tạo ra vắc-xin bằng cách sửa đổi, cải tiến một loại vắc-xin bệnh dại hiện có vì các loại virut này tương tự nhau về mặt vật lý. Vắc-xin mới này hoạt động bằng cách đào tạo cơ thể phản ứng, ngăn chặn virut gây bệnh trong hệ thần kinh. Và điểm tương đồng của hai loại vắc-xin này là thuốc tiêm có tác dụng chống lại nhiễm trùng. Việc chống nhiễm trùng đặc biệt quan trọng vì virut có thể gây ra các bệnh về phổi như viêm phủ và tích tụ chất lỏng trong phổi hoặc nhiễm trùng não do viêm não, co giật hoặc hôn mê.
TS. Matthias Schnell, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi đã thành công trong việc tạo ra một loại vắc-xin an toàn, hiệu quả chống lại virut Nipah, Hendra và bệnh dại. Vắc-xin này đã được tiến hành thí nghiệm trên chuột. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung thử nghiệm vắc-xin trên các loài khác nhau và thiết lập liều lượng chuẩn. Chúng tôi cũng đã sử dụng cùng một nền tảng vắc-xin để phát triển vắc-xin chống lại một số loại virut mới nổi khác bao gồm vắc-xin chống lại virut Ebola”.
Những con dơi chứa virut Nipah cũng được ghi nhận ở Campuchia, Ghana, Indonesia, Madagascar, Philippines và Thái Lan, cho thấy khả năng virut này có nguy cơ lây lan cho người dân ở khu vực này. Tổ chức WHO cho biết loại virut này là mối lo ngại đối với sức khỏe cộng đồng vì “nó lây nhiễm trên nhiều loại động vật và gây bệnh nặng thậm chí tử vong ở người”.
Do đó WHO đã liệt Nipah vào danh sách những căn bệnh nguy hiểm khác như Ebola, sốt Lassa, Zika, sốt xuất huyết Crimean - Congo và Rift... cần phải điều trị khẩn cấp.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Hiến tạng cứu người - Gửi lại đời sự sống
Mỗi ngày, có hàng ngàn người bị suy tạng giai đoạn cuối vẫn đang chờ đợi để được ghép tạng, chờ một phép màu đến với họ, đó là có được nguồn tạng từ người hiến tặng sau khi qua đời hoặc chết não. Nhiều người bệnh tưởng chừng chẳng còn hy vọng được sống tiếp nhưng nhờ nhận được tạng hiến, họ kéo dài sự sống thêm hàng chục năm, sống vui với gia đình.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.