24/1/2013 | 8:59:37 PM

"Tín hiệu" cảnh báo cơ thể bạn... gặp trục trặc

Bỗng một ngày bạn nhận thấy mình có những dấu hiệu lạ chưa từng gặp bao giờ và bạn lo lắng mình bị bệnh... hiểm nghèo. Sự thật thì sao?
1. Xuất hiện nốt ruồi hoặc mụn trên da một cách bất thường

Nghi ngờ: Ung thư da

Thực tế: Các sắc tố da có thể thay đổi do ánh nắng mặt trời, trong đó có nhiều thay đổi mang tính vô hại. Nếu bạn trên 30 tuổi mà xuất hiện những nốt ruồi một cách bất thường như vậy thì mới là vấn đề nghiêm trọng cần hết sức chú ý. 

"Tín hiệu" cảnh báo cơ thể bạn... gặp trục trặc 1

Nguyên nhân có thể: 
Hiện tượng mụn xuất hiện có thể do sự tăng tiết bã nhờn trên da gây ra. Triệu chứng này thường gặp ở người dậy thì hoặc trên 40 tuổi. Nốt ruồi có thể là kết quả của quá trình tăng sắc tố da, mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại làm giảm tính thẩm mỹ khá nhiều. 

Lời khuyên: Bạn nên thường xuyên khám da liễu 3 năm/lần nếu bạn đang trong độ tuổi từ 20-40 và hàng năm nếu bạn trên 40 tuổi để phát hiện sớm nguy cơ ung thư da. Các dấu hiệu cảnh báo ung thư da bao gồm: nốt ruồi xuất hiện bất thường, có viền và không đều màu (hoặc có những mảng màu đỏ, trắng, hoặc màu xanh), có đường kính rộng...

2. Suy giảm trí nhớ đột ngột

Nghi ngờ: Khởi phát sớm bệnh Alzheimer

Thực tế: Bệnh Alzheimer thường phát triển ở người trên 65 tuổi và bệnh có tính di truyền. Suy giảm trí nhớ tạm thời/đột ngột có thể là do ảnh hưởng của áp lực công việc hoặc nhiệm vụ khó khăn khiến bạn bị giảm các kỹ năng ngôn ngữ và gây ra những thay đổi trong tâm trạng hoặc hành vi.

"Tín hiệu" cảnh báo cơ thể bạn... gặp trục trặc 2

Nguyên nhân có thể: 
Mệt mỏi, căng thẳng hoặc trầm cảm, sử dụng một số thuốc, bao gồm cả thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần... có thể dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ.

Lời khuyên: Bạn cần thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng như ngủ đủ 7-8 giờ/ngày và xem xét xem liệu bạn có bị trầm cảm. Nếu bạn đang dùng thuốc, hãy hỏi bác sĩ xem chúng có phải là nguyên nhân làm suy yếu bộ nhớ của bạn.

3. Đau bụng

Nghi ngờ: Loét hoặc ung thư dạ dày

Thực tế: Thỉnh thoảng đau bụng chưa hẳn có nguyên nhân xuất phát từ ruột và dạ dày. Mặc dù rất nhiều người bị ở dạ dày và ruột thường hay bị đau bụng nhưng các bệnh như loét dạ dày thường đi kèm với các triệu chứng khác nữa như giảm cân, ợ nóng, buồn nôn, ói mửa, và đầy hơi. Ung thư dạ dày là rất hiếm (chủ yếu ảnh hưởng đến đàn ông lớn tuổi hơn 72) và thường đi kèm với buồn nôn, giảm cân, xuất huyết tiêu hóa, và đầy hơi.

"Tín hiệu" cảnh báo cơ thể bạn... gặp trục trặc 3

Nguyên nhân có thể: Do đầy bụng hoặc trào ngược axit, rối loạn tiêu hóa...

Lời khuyên: Hãy tránh dùng một số loại thuốc như chống viêm và nên tham khảo tư vấn của bác sĩ. Nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng xảy ra nhiều hơn ba lần một tuần hoặc kéo dài hơn hai tháng, đi khám bác sĩ.

4. Mê sảng

Nghi ngờ: Một cơn đột quỵ

Thực tế: Một người khỏe mạnh thì tim không đập nhanh, không bị váng đầu và ít có nguy cơ đột quỵ. Những người trên 65 tuổi thường có nguy cơ này cao hơn.

"Tín hiệu" cảnh báo cơ thể bạn... gặp trục trặc 4

Nguyên nhân có thể: Hạ đường huyết, nhịp tim bất thường, căng thẳng, cảm lạnh, hay cảm cúm.

Lời khuyên: Bổ sung protein trong các bữa ăn để giữ ổn định lượng đường trong máu của bạn. Khi bạn cảm thấy choáng váng, hãy uống một tách trà với mật ong, nằm xuống, và nghỉ ngơi 10-15 phút.

5. Liên tục kiệt sức

Nghi ngờ: Hội chứng mệt mỏi mãn tính

Thực tế: Các dấu hiệu mệt mỏi mãn tính thường bao gồm nhức đầu thường xuyên, các triệu chứng giống như cúm, đau họng, hạch bạch huyết thầu, mệt mỏi cùng cực sau khi gắng sức về tinh thần hoặc thể chất, đau cơ và khớp, và không có khả năng tập trung.

"Tín hiệu" cảnh báo cơ thể bạn... gặp trục trặc 5

Nguyên nhân có thể: Thiếu máu, rối loạn tuyến giáp, trầm cảm, stress, hay mất ngủ.

Lời khuyên: Nên ngủ đủ 7-8 giờ/ngày, bổ sung thêm chế độ dinh dưỡng cho bữa ăn và cố gắng giảm stress để tránh các bệnh gây mệt mỏi như thiếu máu và các vấn đề tuyến giáp

6. Đau xương

Nghi ngờ bệnh: Viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh lupus (ban đỏ)

Thực tế: Viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus không ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ.

"Tín hiệu" cảnh báo cơ thể bạn... gặp trục trặc 6

Nguyên nhân có thể: Có hai khả năng chính dẫn đến đau xương là: viêm xương khớp, có liên quan đến tuổi tác và chấn thương, một chấn thương sử dụng quá mức, như viêm bao hoạt dịch; viêm gân, đau dây chằng.

Lời khuyên: Bạn cần nghỉ ngơi đầy đủ và nên đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc chống viêm phù hợp. Nếu cơn đau kéo dài hơn năm ngày, kèm theo bị sốt, hoặc cảm thấy mệt mỏi cùng cực thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ.
Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2018. Bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814